Huyệt Tam nhãn: Vị trí, chủ trị và cách bấm huyệt Tam nhãn

Trong Y học cổ truyền bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi. Vậy vị trí, chủ trị và cách bấm huyệt Tam nhãn như thế nào?

Huyệt Tam nhãn là gì?

Huyệt Tam nhãn là gì?

Theo chuyên gia Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì những bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có những kinh mạch và huyệt đạo cơ thể. Từ ngày xưa, cha ông chúng ta đã biết ứng dụng những ưu điểm của những huyệt đạo kinh mạch này để trị bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.

Vị trí huyệt Tam nhãn

Huyệt Tam nhãn nằm trên hai ngón áp út (ngón đeo nhẫn). Chỉ có tìm chuẩn xác huyệt vị thì việc day bấm huyệt mới hiệu quả, nếu không hiệu quả sẽ giảm bớt đi nhiều.

Duỗi tay trái ra hướng lòng bàn tay về chính mình, trên đốt đầu tiên tính từ gần lòng bàn tay của ngón đeo nhẫn, vẽ lấy 3 đường hướng dọc chia nếp gấp vân ngang thành 4 phần, sau đó hướng ngang vẽ  2 đường chia đốt ngón tay thành 3 phần, như vậy hình thành 6 giao điểm bên trong.

Huyệt Tam nhãn chủ trị

Người bị đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nếu uống thuốc ngay tức thì, chỉ có tác dụng giảm đau, càng uống thuốc, bạn sẽ lại càng thấy khó chịu… bạn có thể bấm huyệt Tam nhãn.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng những bộ phận khác trên cơ thể…

Đối với người cao tuổi cơ thể đã bị lão hóa, những chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt Tam nhãn này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.

Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu hướng dẫn bấm huyệt Tam nhãn

Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng cho biết, người bệnh có thể bấm huyệt Tam nhãn bất kỳ lúc nào trong ngày, ở bất kỳ đâu nếu thấy rảnh rỗi hoặc thuận lợi. Duy trì trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.

Để hiệu quả trị bệnh tốt hơn, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.

Do phương pháp thực hiện đơn giản nên bài bấm huyệt này rất được người cao tuổi ưa chuộng, áp dụng hàng ngày được nhiều người biết đến, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu hướng dẫn bấm huyệt Tam nhãn như sau.

Cách bấm huyệt tam nhãn

Thực hiện:

  • Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay
  • Hãy bấm một cách chính xác, đúng vị trí, dùng ngón tay cái của bàn tay này bóp vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần bấm giữ khoảng 10 phút, sau đó đổi tay.

Bạn hãy kiên trì bấm huyệt bởi vì đây là phương pháp không có tác dụng phụ.

Thời gian cảm nhận được tác dụng của bài bấm huyệt này phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp thầy thuốc Đông Y hoặc chuyên gia trị liệu để được điều trị tích cực nhất!

Nguồn: thuocdongy.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *