Huyệt âm thị: Vị trí và tác dụng điều trị bệnh trong YHCT

Trong Y học cổ truyền, huyệt Âm thị được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý. Kỹ thuật viên cần hiểu rõ vị trí và đặc tính trước khi ứng dụng huyệt Âm thị.

Huyệt âm thị là gì?

Thông tin chi tiết về huyệt Âm thị

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thông tin về huyệt đạo cơ thể như sau:

Huyệt Âm thị trên cơ thể con người, được xác định với vị trí tại chỗ lõm trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi. Huyệt Âm thị điều trị chi dưới liệt, khớp gối viêm, hàn sán.

Ngoài tên Âm thị thì huyệt còn có tên nào khác? Giảng viên cũng chia sẻ thêm, ngoài tên Âm thị thì trong Y học cổ truyền được biết với các tên như: âm chỉ âm hàn thấp, thị chỉ nơi kết tụ lại. Huyệt có công dụng trị âm hàn thấp kết tụ, khớp gối viêm, hàn sán, vì vậy gọi là Âm Thị ( hay là Trung Y Cương Mục).

Nguồn gốc: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính huyệt Âm thị: Huyệt Âm thị nằm ở vị trí thứ 33 của kinh Vị.

Vị Trí huyệt Âm thị: Ở chỗ lõm trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.

Giải Phẫu huyệt Âm thị:

  • Dưới da là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Công dụng trị bệnh của huyệt Âm thị: huyệt Âm thị giúp thư cân, thông kinh lạc.

Huyệt Âm thị có thể điều trị chứng bệnh gì?: huyệt Âm thị điều trị chi dưới liệt, khớp gối viêm, hàn sán

Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Huyệt âm thị vị trí ở đâu?

Một số lưu ý khi châm cứu huyệt Âm thị:

  • Chọn tư thế người bệnh đúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình châm cứu các huyệt đạo cơ thể.
  • Các nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh:
  • Chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.
  • Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (vì nếu không thoải mái, người bệnh sẽ phải thay đổi tư thế làm cong kim, gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo trái chiều)

Một số cách phối hợp huyệt Âm thị

Trong Y học cổ truyền, ngoài việc dùng một huyệt nhất định, thầy thuốc có thể sử dụng các phối hợp các huyệt đạo để ứng dụng điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao. Trong đó, âm thị được phối hợp như sau:

  • Phối Can Du (Bq 18) trị hàn sán (Tư Sinh Kinh).
  • Phối Phong Thị (Đ 31) trị chân và đùi yếu (Tư Sinh Kinh).
  • Phối Can Du (Bq 18) + Thái Khê (Th 3) trị hàn sán (Châm cứu Đại Thành).
  • Phối cứu Dương Quan (Đc 3) trị mông có cảm giác lạnh (Châm cứu Học Thượng Hải).

Nguồn: thuocdongy.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *