Không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn sống thông thường mà cây diếp cá còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Thiên niên kiện và Đinh lăng là thay nhau chữa thoái vị đĩa đệm
- Sắc và uống các bài thuốc Đông Y như thế nào sao cho đúng?
- Những tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng
Cây diếp cá là loại thảo dược quý có nhiều công dụng chữa bệnh
Cây diếp cá là loại thảo dược như thế nào?
Cây diếp cá là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có nhiều tên gọi khác nhau, trên thực tế đây là một cây thảo dược nhỏ mọc lâu năm, ưa ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất, rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn, hoa có màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc mọc màu trắng, trong toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây đơn độc, toàn cây khi vò ra thì có mùi tanh như cá, hoa nở về mùa hạ, tầm khoảng tháng 5-8. Theo đó, cây diếp cá mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp trong nước ta, thường được trồng trong vườn nhà, phát triển tốt trong điều kiện đất ẩm, nhân dân thường hái về làm thực phẩm ăn sống. Toàn cây hái về dùng tươi hay khô hoặc sấy khô, diếp cá có thể thu hái quanh năm nhưng thu hái vào mùa hè và mùa thu sẽ cho chất lượng tốt nhất
Theo nghiên cứu, trong cây diếp cá có khoảng 0.0049% tinh dầu, và Ancaloit gọi là Cocdain( cordain). Thành phần tinh dầu chủ yếu là tinh dầu của metylnonylxeton CH3CO(CH2)8CH3 ( có mùi khó chịu), chất Myrcen C10H46 , axit Caprinic C9H19COOH và Laurinaldehyl. Hoa và quả cây diếp cá có chứa chất Isoquexitrin có tác dụng lợi tiểu và vững bền thành mạch. Chính vì những tác dụng dược lý trên mà cây diếp cá có tác dụng lợi tiểu, tính chất lợi tiểu này do thành thần Quexitrin và các chất vô cơ khác có trong diếp cá. Dung dịch có 1/100000 phân tử lượng Quexintrin vẫn còn tác dụng lợi tiểu rất mạnh . Một số nghiên cứu khác ghi nhận những dẫn xuất của Dioxyflavonon đều có tính chất của rutin làm cho huyết quản khó đứt vỡ được. Chất Cocdalin có tác dụng kích thích da gây phồng.
Công dụng và liều dùng cây diếp cá điều trị bệnh như thế nào?
Công dụng và liều dùng cây diếp cá điều trị bệnh như thế nào?
Theo kiến thức Đông y, cây diếp cá có vị cay, hơi lạnh, hơi có độc, vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét. Trong dân gian thường dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt( giã nhỏ lá ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt trước khi ngủ, làm như vậy 2-3 lần). Trong trường hợp trĩ lòi dom, sắc uống ước với liều lượng 6-12g đồng thời sắc lấy hơi xông rồi rửa, trên thực tế lâm sàng đã ghi nhận sự hiệu quả của phương pháp này. Ngoài ra cây diếp cá còn có tác dụng thông tiểu, chữa các bệnh lý mụn nhọt, lở chốc, kinh nguyệt không đều. Dùng 6-12g một ngày ( sắc hoặc dùng dạng bột viên
Đơn thuốc kinh nghiệm thường được các bác sĩ đông y sử dụng: diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả, nước 600ml, đem sắc còn lại 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày chữa bệnh viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa rất tốt.
Dùng 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất sắc cùng với 600ml nước, uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng hoặc dùng 100g diếp cá, sao vàng hãm với 1 lít nước sôi trong vòng 20 phút uống thay nước hằng ngày, uống trong vòng 2 tháng có tác dụng tốt trong việc điều trị sỏi thận.
Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng trong cuốn Cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ, những người có nguyên khí hư, có chứng đau chân, những người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn