Những tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng

Cây đinh lăng là là loại cây thường được trồng làm cảnh và rau ăn ghém. Bên cạnh đó, chúng còn có nhiều tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong Đông y.

Cây đinh lăng có nguồn gốc từ nhân sâm

Đặc điểm của cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có nguồn gốc nhà nhân sâm, thân nhẵn, không có gai. Lá cây đinh lăng có mùi thơm, lá kép 2 -3 lần, xẻ lông chim. Cụm hoa có hình khuy ngắn, gồm nhiều tán có nhiều hoa nhỏ, màu trắng xám hoặc lục nhạt, quả hình dẹt màu trắng bạc. Theo đó, cây đinh lăng được trồng phổ biến để làm cây cảnh, làm gia vị và thuốc chữa bệnh. Người ta còn dùng lá đinh lăng như một loại rau sống để làm gỏi cá. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Lá và rễ cây đinh lăng được sử dụng chủ yếu trong đời sống. Rễ cây đinh lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng: có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, giảm mệt mỏi, tăng khả năng lao động và làm việc, giúp cơ thể ăn ngon, ngủ yên và lên cân. Lá cây đinh lăng cũng có tính mát, ngược lại vị thì đắng: có tác dụng giải độc khi bị ngộ độc thức ăn, giảm dị ứng, ngoài ra còn chữa ho ra máu, kiết lị…

Cây đinh lăng có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau

Cây đinh lăng có thể điều trị bệnh gì?

Nhờ những tác dụng chữa bệnh khác nhau nên cây đinh lăng được bào chế thành nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh rất hiệu quả, theo đó cây đinh lăng có thể điều trị các căn bệnh như:

  • Cây đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng
  • Cây đinh lăng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Lấy rễ cây đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
  • Cây đinh lăng giúp bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ.
  • Cây đinh lăng còn giúp thông tia sữa, căng vú.
  • Cây đinh lăng phòng bệnh co giật ở trẻ em: Gối đinh lăng có tác dụng giúp cho bé ngủ không bị giật mình, làm giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, không toát mồ hôi đầu.
  • Cây đinh lăng cũng là vị thuốc chữa bệnh ho lâu ngày:
  • Cây đinh lăng chữa bệnh thiếu máu:
  • Cây đinh lăng giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng đau, vết thương. Hoặc có thể nhai lá đinh lăng rồi đắp vào vết thương hở bị chảy máu (tay hoặc chân) rồi lấy mảnh vải buộc lại có tác dụng cầm máu.
  • Cây đinh lăng chữa bệnh gout (gút), tê khớp, đau lưng mỏi gối:
  • Cây đinh lăng chữa phong thấp, tê nhức tay chân:
  • Cây đinh lăng chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày:
  • Cây đinh lăng chữa liệt dương:

 

Khi sử dụng cây đinh lăng làm thuốc người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là một số tác dụng của cây đinh lăng mà mọi người cần biết để giúp cho người thân cũng như bản thân mình được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, cây đinh lăng còn rất tốt cho não bộ, hoạt huyết dưỡng não, giúp ngủ ngon ăn ngon, có lợi cho người làm việc nhiều bằng trí óc, tăng cường trí nhớ. Hỗ trợ cho các chứng bệnh như rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, mất ngủ, mất khả năng tập trung. Đinh lăng cũng hỗ trợ các chứng bệnh về thận hay sỏi thận, lợi tiểu và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Tuy rằng cây đinh lăng có khá nhiều công dụng chữa bệnh nhưng trong cuốn Cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin, là chất có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, có thể phá vỡ hồng cầu. Vì vậy, trước khi sử dụng đinh lăng như một bài thuốc, cần tìm hiểu kỹ, đúng bệnh, đúng liều lượng. Và rễ cây phải hơn 3 tuổi mới có tác dụng tốt, nhưng cũng không nên để cây quá già, và mỗi lần sử dụng rễ đinh lăng chỉ với một lượng ít, không dùng liều cao sẽ bị say. Với các bệnh nghiêm trọng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ Đông Y để được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *