Mọi người đã biết công dụng tuyệt vời của lúa gạo chưa ?

Là một loại lương thực đặc biệt và rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên nó lại có nhiều công dụng trong chữa bệnh bạn biết chưa?

Mọi người đã biết công dụng tuyệt vời của lúa gạo chưa ?

Mọi người đã biết công dụng tuyệt vời của lúa gạo chưa ?

Những công dụng chữa bệnh “thần kỳ” của lúa gạo

Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước đã tồn tại từ rất lâu đời. Bởi thế nên hạt gạo, cây lúa trở nên rất quen thuộc đối với mỗi người dân Việt, là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hơn nữa, gạo là loại lương thực chính yếu, không thể thiếu của mọi gia đình. Gạo nếp hay gạo tẻ đều rất thông dụng, dùng để nấu các món xôi, cơm trong bữa ăn hàng ngày.

Trong y học cổ truyền, lúa gạo cũng là loại dược liệu rất hữu ích khi có rất nhiều công dụng chữa bệnh, cả với những loại bệnh thường gặp như nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy… và những bệnh hiếm gặp hơn như viêm loét dạ dày tá tràng, liệt dương, tê phù…

Các giảng viên giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, lúa tẻ có vị ngọt, tính mát bình, có tác dụng bổ khí huyết. Còn lúa tẻ lâu năm thì có vị chua, hơi mặn, tính ấm, mạnh tỳ, thông huyết mạch, giúp ích khí và giúp cho tiêu hóa.

Hạt gạo tẻ chúng ta ăn hàng ngày cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống và được dùng làm thuốc giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, háo khát, ra nhiều mồ hôi. Lấy gạo tẻ sao, sắc uống thay nước trong trường hợp tiêu chảy, nôn mửa, háo khát do mất nước hoặc trẻ em bị rối loạn tiêu hóa cần nhịn bú, nhịn ăn tạm thời.

Đối với lúa nếp mang vị ngọt, tính âm, thơm dẻo, có tính năng bổ tỳ vị hư yếu. Gạo nếp được dùng trị nôn mửa đau bụng và tiểu tiện ra dưỡng trấp (nước tiểu đục).

Ngoài ra, những sản phẩm được chế biến từ lúa gạo cũng có rất nhiều công dụng. Cụ thể, kẹo mạ hay di đường (hay thường được gọi là mạch nha), kẹo có vị ngọt tính ấm, giúp bổ, mạnh tỳ vị, tiêu đờm, nhuận phế. Trong kẹo mạch nha chứa các chất men có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn có tinh bột, trị chứng sôi bụng và tạo cảm giác ăn ngon.

Trong y học cổ truyền, cám gạo được dùng chữa bệnh tê phù và chứng nghẹn. Bởi cám gạo có vị ngọt tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy.

Đặc biệt, rơm lúa nếp tưởng chừng như là thứ bỏ đi thì cũng có tác dụng chữa nước tiểu đục với cách thức sắc uống, liều từ 100 đến 150g. Rạ lúa nếp sau khi được đốt thành tro, tán nhỏ để rắc lại là bài thuốc chữa chứng tay lở chảy nước hay mụn lở mọng nước, nếu dùng để nấu nước để ngâm rửa lại là bài thuốc chữa trĩ hữu hiệu.

Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc thì lúa gạo cũng được nhắc đến là thực phẩm có nhiều công dụng như tinh bột gạo nếp được dùng chữa tiêu chảy, cám gạo được dùng chữa bệnh tê phù trong khi dầu béo từ cám gạo lại được dùng làm tá dược bào chế thuốc mỡ.

Ở các nước khác trên thế giới như Ấn Độ mầm gạo sau khi đã loại chất béo thì có trong thành phần chế phẩm ăn kiêng cho phụ nữ sau khi cai sữa cho con và người dưỡng bệnh. Ở Italia, người dân uống nước sắc gạo rang để điều trị bệnh viêm đường tiêu hóa…

Những bài thuốc từ lúa gạo rất tốt cho sức khỏe

Những bài thuốc từ lúa gạo rất tốt cho sức khỏe

Bật mí những bài thuốc chữa bệnh diệu kì từ lúa gạo

Chữa sốt cao, ra nhiều mồ hôi:  Lấy 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm lá tre, 12 – 20g thạch cao. Sau đó sắc gạo tẻ và lá tre lấy nước, rồi uống cùng với thạch cao.

Chữa nôn mửa: gạo nếp 20g sao vàng, gừng 3 lát, sắc uống.

Chữa bệnh tê phù:

  • Cách 1: Cám gạo, gạo nếp, đường, đậu đỏ kết hợp nấu chè ăn.
  • Cách 2: Cám gạo nấu cháo cùng ý dĩ, ăn hàng ngày. Kết hợp sắc lõi cây ngô hay rễ ý dĩ uống thay chè.

Chữa tích trệ tiêu hóa:

  • Cách 1: Kẹo mạch nha 8g, sơn tra 8g cùng thần khúc, ý dĩ 12g, kê nội kim, trần bì, hạt củ cải, mỗi vị 4g. Sắc uống hay tán bột làm viên, ngày uống từ 12 đến 16g.
  • Cách 2: Kẹo mạch nha 40g, thần khúc 40g, hương phụ 80g kết hợp cùng chích cam thảo, sa nhân, mỗi vị 20g và trần bì 8g. Tán bột, ngày uống từ 4 đến 6g, chia làm hai lần.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lấy gạo nếp, cam thảo, hàn the phi, mai mực, hoàng bá, mẫu lệ nung, kê nội kim lượng bằng nhau. Tán bột, uống hàng ngày từ 20 – 30g.

Chữa thiếu máu: kẹo mạch nha, rau má, ngải cứu, đảng sâm, củ mài, huyết dụ, cỏ nhọ nồi, hoàng tinh mỗi vị 20g cùng 4g gừng. Sắc uống ngày một thang hoặc có thể làm thành từng viên uống với liều lượng 20g một ngày.

Nguồn: Thuốc đông y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *