Hiện nhiều người thường xuyên sử dụng nước sắc hoặc nấu canh lá Mọ trắng để trị táo bón. Tuy nhiên, nhiều người đã gặp phải sự cố khi dùng lá Mọ trắng. Vậy độc tính của cây Mọ trắng là gì?
- Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của rau Càng Cua
- Phối hợp thuốc trong Đông Y như thế nào để phát huy tác dụng tốt?
- Các bài thuốc đông y từ cây rau bầu đất
Đông Y nói gì về độc tính của cây Mọ trắng?
Dược liệu Mọ trắng có công dụng ra sao?
Cây Mọ trắng có tên khoa học là Mercurialis indica Lour, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội tới Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Mọ trắng là cây gỗ, thân cây có thể cao tới 15m. Phiến lá Mọ trắng hình bầu dục dài 10 đến 14cm, mép răng thưa, lá mỏng, có lông. Cây Mọ trắng ra hoa vào tháng 5 đến 8, kết quả vào tháng 7. Cây Mọ trắng thường mọc hoang ở một số tỉnh Nghệ An, , Hà Tĩnh, Hà Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình.
Vị thuốc Đông Y Mọ trắng có vị nhạt, tính bình, liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy, đồng thời có tác dụng tiêu độc, sát trùng.
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Nhân dân thường dùng lá Mọ trắng để trị táo bón, kiết lỵ cấp tính, đau bụng, da vàng. Sử dụng ngoài để trị lở ngứa bằng cách nấu đặc rửa. Liều sử dụng từ 10 đến 20 gram lá khô hoặc 20 đến 40 gram lá tươi, sắc sử dụng mỗi ngày.
Tại châu Âu, cây Mọ trắng được sử dụng làm thuốc tẩy cho phụ nữ có thai và làm cho cạn sữa. Châu Âu sử dụng dưới dạng thuốc thụt: Trẻ em từ 10 tới 40 gram, người lớn từ 30 đến 60 gram. Có khi sử dụng sắc 20 gram với một lít nước để thụt.
Bài thuốc Đông Y từ cây Mọ trắng: Sử dụng dịch ép lá Mọ trắng tươi 30ml trộn đều với mật ong 30 gram, sau đó đun sôi. Lọc bỏ bã sử dụng trong ngày để làm thuốc nhuận tẩy, thông mật.
Độc tính của cây Mọ trắng trong Y học cổ truyền như thế nào?
Trường hợp sử dụng lá cây Mọ trắng với số lượng lớn có thể gây ngộ độc. Một số triệu chứng thường gặp sau khi ngộ độc lá Mọ trắng đó là:
- Nhịp tim nhanh
- Người mệt yếu, da xanh
- Ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
- Đái rắt, đái buốt.
- Nước tiểu màu đỏ do một loại sắc tố trong lá cây Mọ trắng gây ra.
Hình ảnh cây mọ trắng hay còn gọi là Lộc mại
Khi bị ngộ độc lá cây Mọ trắng, cần sử dụng thuốc nhuận để tống hết chất độc ra, thuốc kích thích chung toàn thân.
Tóm lại cây Mọ trắng là loại thảo dược có độc tính cao, do đó trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn để việc sử dụng để mang tới kết quả tốt.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn tổng hợp từ vinmec
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường