Phối hợp thuốc trong Đông Y như thế nào để phát huy tác dụng tốt?

Thuốc trong Đông y để phát huy hiệu quả tác dụng điều trị bệnh và thích ứng với nhiều triệu chứng bệnh tật cần phối hợp thuốc đúng cách. Vậy phối ngũ trong Đông Y là gì?”

Phối ngũ trong đông Y là gì?

Phối ngũ trong đông y và mục đích phối hợp các vị thuốc là gì?

Phối ngũ là việc sử dụng hai vị thuốc trở lên, nó là cơ sở cho việc tạo thành các bài thuốc dùng trên lâm sàng. . Hãy cùng bác sĩ hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM tìm hiểu về vấn đề này.

Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để phát huy hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, mặt khác để thích ứng với những chứng hậu bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp trong quá trình bệnh tật.

Một số loại phối ngũ thường gặp

  • Tương tu: 2 thứ thuốc cùng một tác dụng hỗ trợ kết quả cho nhau
  • Tương sử: 2 vị thuốc trở lên dùng chung, một thứ là chính một thứ là phụ để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Tương tu và tương sử là hai loại phối ngũ thường thấy nhất

  • Tương uý: khi một thứ thuốc có tác dụng xấu dùng chung với một vị khác để chế ngự: Thí dụ: Bán hạ sống gây ngứa dùng với Gừng cho hết ngứa.
  • Tương sát: một vị thuốc có độc, dùng với một vị khác để tiêu trừ độc tính trở lên không độc.

Tương uý và tương sát là sự phối ngũ thường thấy đối với các thuốc độc.

  • Tương ố: hai thứ thuốc dùng chung với nhau sẽ làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của nhau như Hoàng cầm với Sinh khương.
  • Tương phản: một số ít thuốc đem phối ngũ gây tác dụng độc thêm, như Ô dầu với Bán hạ.

Tương ố và tương phản là sự phân phối ngũ nói trên sự cấm kỵ trong khi thuốc dùng.

– Ngoài ra còn lối dùng đơn độc một vị thuốc : tác dụng như Độc sâm thang (có một vị Nhân sâm).

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Tp HCM cho biết, bảy loại phối ngũ vừa nêu ở trên trong Y học cổ truyền gọi là thất tình hòa hợp.

Các vị thuốc tương phản trong đông y được phân chia như thế nào?

Phân loại các vị thuốc tương phản lẫn nhau trong đông y và những chú ý khi uống thuốc

Các vị thuốc tương phản lẫn nhau trong đông y được chia 3 loại:

– Cam thảo chống: Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo

– Ô dầu phản: Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch liễm.

– Lê lô phản: các loại Sâm, Tế tân, Bạch thược

Khi uống thuốc cần chú ý:

Cam thảo, Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng ăn thịt lợn: Bạc hà kiêng Ba ba; Phục linh kiêng giấm.

Khi ăn uống chú ý không nên dùng các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc.

Thí dụ: dùng thuốc ôn trung trừ hàn (nóng ấm) không ăn các đồ ăn lạnh; dùng các thuốc kiện tỳ, tiêu đạo không nên ăn chất béo, chất khó tiêu, dùng thuốc an thần không nên ăn chất kích thích.

Ngoài ra, các Y sĩ, bác sĩ Y học cổ truyền khuyến cáo một số vị thuốc cấm kỵ dùng khi mang thai như:

  • Loại cấm dùng: Ba đậu (tả hạ), Khiên ngưu, Đại kích, Thương lục (trục thuỷ): Tam thất (hoạt huyết); Sạ hương (phá khí); Nga truật, Thuỷ diệt, Manh trùng (phá huyết). Các vị thuốc trên có tác dụng trục thuỷ, tả hạ, phá khí, phá huyết.
  • Loại dùng thận trọng: Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết); Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ): Chỉ thực (phá khí); Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt). Các vị thuốc trên có tác dụng phá khí, tả hạ, hoạt huyết, đại nhiệt.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *