Uống nước cam thảo điều độ có thể mang lại hàng loạt các lợi ích cho sức khoẻ như chống oxy hoá, kháng khuẩn, giải nhiệt, giải độc,… Vậy một số đối tượng nào không nên sử dùng nước lộ thảo trong Đông Y?
Đối tượng nào không nên sử dùng nước lộ thảo trong Đông Y
Một số đối tượng nào không nên sử dụng nước lộ thảo?
Theo nguyên tắc điều trị mà các thầy thuốc Y học cổ truyền khuyến cáo, khi mật viêm hoặc tắc mật thì mới cần đến lợi mật, trong trường hợp gan gặp vấn đề mới cần đến nhuận gan. Trường hợp cơ thể khoẻ mạnh bình thường và không có bệnh, nhưng bạn lại uống nước lộ thảo quá thường xuyên có thể bắt mật và gan làm việc quá mức, dễ dẫn đến mất cân bằng, tổn thương và sinh bệnh. Đặc biệt, theo các dược sĩ Cao đẳng Dược thì nước lộ thảo không được khuyến cáo sử dụng cho một số trường hợp sau đây:
- Phụ nữ đang cho trẻ bú không mắc bệnh lý về gan: Tuyệt đối không uống nước lộ thảo nhiều, đặc biệt là uống kèm với nhân trần. Điều này có thể làm xuất tiết một số tuyến trong cơ thể, gây mất sữa hoàn toàn hoặc ra ít sữa đối với người mẹ cho con bú.
- Phụ nữ mang thai không mắc bệnh gan: Cần tránh dùng nhiều nước lộ thảo pha nhân trần trong thời kỳ mang thai, bởi nhân trần có tác dụng lợi tiểu, dẫn đến đi tiểu nhiều. Nếu chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể bị đào thải quá thường xuyên sẽ gây thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi, gây suy dinh dưỡng bào thai, thậm chí dễ bị thai chết lưu, sinh con dị tật, thiếu cân hoặc sinh non.
- Người mắc bệnh viêm thận, viêm gan hoặc xơ gan: Đối với bệnh nhân bị viêm thận có triệu chứng tiểu ít, phù mí mắt, hoặc bị viêm gan, xơ gan có dấu hiệu phù nề cần tránh uống nước lộ thảo.
- Người bị viêm phế quản mãn tính: Một số bệnh nhân mắc viêm phế quản lâu ngày không khỏi kèm triệu chứng khó thở nên tránh uống lộ thảo hàng ngày.
- Người có mức huyết áp cao hoặc không ổn định: Tình trạng tăng huyết áp có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân uống nhiều nước lộ thảo, do đó họ cần tránh tiêu thụ nhiều loại nước này.
- Người bị táo bón mạn tính: Không nên sử dụng vị thuốc đông y lộ thảo đã sắc nước cho một số đối tượng mắc tình trạng táo bón kéo dài do đại tràng thực nhiệt, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc có thể trạng yếu mệt lâu ngày. Việc uống quá nhiều nước lộ thảo có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ táo bón trầm trọng.
Hình ảnh vị thuốc lộ thảo
Cần uống nước lộ thảo như thế nào cho phù hợp?
Theo giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì một số nghiên cứu gần đây cho thấy, uống khoảng 8g lộ thảo / ngày có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hormone testosterone và gây bất lực cho nam giới. Hơn nữa, uống nước lộ thảo không đúng liều lượng cũng gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, phù toàn thân và viêm loét dạ dày. Do đó, việc chú ý đến liều lượng sử dụng lộ thảo là vô cùng cần thiết.
Đối với một số người bình thường, không nên sử dụng quá 2 gói trà thanh nhiệt chứa lộ thảo vào mỗi ngày. Tránh sử dụng nước bao gồm cả lộ thảo, chẳng hạn như bát bảo, nhân trần,… để thay cho nước lọc. Đối với người muốn uống lộ thảo để điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc Y học cổ truyền để xác định được liều lượng phù hợp.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn