Cây sen là loại cây quen thuộc với nhiều người, ngoài chế biến thành các món ăn, cây sen còn là vị thuốc dùng để chữa bệnh. Nhiều bộ phận được lấy từ cây sen dùng để làm thuốc được đề cập ở bài viết sau đây.
- Rau răm điều trị đầy bụng, mụn nhọt rất hiệu quả trong Đông Y
- Y sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng tuyệt vời của cây chanh
- Tổng hợp món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu trong Đông Y hiệu quả
Cùng bác sĩ Đông y tìm hiểu những công của cây sen
Đặc điểm thực vật và phân bố
Theo cuốn cẩm nang sức khỏe, cây sen được trồng ở vùng ao đầm có nhiều ở đồng bằng. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, gọi là ngó sen dùng làm thực phẩm, lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70cm có gân toả tròn. Hoa to, gồm nhiều cánh hoa trắng – đỏ hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô nở ra bởi kẽ dọc, trung đới dài ra mọc thành phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau, đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược, vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa, mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ, hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng, chồi mầm (tâm sen) mang 4 lá non gập vào trong có diệp lục.
Bộ phận dùng và chế biến
Cây sen có rất nhiều công dụng chữa bệnh, theo đó các bộ phận của cây đều có thể trở thành các vị thuốc Đông Y và chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc khác nhau, cụ thể như:
Cây sen được chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc khác nhau
- Hạt sen (Semen Nelumbinis) là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô được gọi là liên nhục.
- Quả sen (Fructus Nelumbinis) là quả già phơi khô còn gọi là liên thạch. Tâm sen (Enibryo Nelumbinis) lá chồi mầm phơi khô được gọi là liên tâm. Tua sen (Stamen Nelumbinis) là nhị hoa còn gọi là liên tu.
- Lá sen ( Folium Nelumbinis), hái vào mùa hè và mùa thu còn gọi là liên diệp.
Ngoài ra, người ta còn dùng gương sen là đế hoa, gọi là liên phòng, ngó sen là thân rễ gọi là liên ngẫu.
Thành phần hoá học và công dụng của cây sen
Hạt có thành phần chính là tinh bột, hạt tinh bột hình trứng, rốn hạt hình vạch kích thước từ 3-25cm. Lá có nhiều alcaloid đã được phân lập và xác định cấu trúc: Nuciferin, anonain roemerin… ngoài alcaloid ra, lá còn có các flavonoid: quercetin, isoquercitrin… Tâm sen có các alcaloid: Liensinin, isoliensinin, neferin, lotusin… Gương sen có quercetin, liensinin, isoliensinin…
Thành phần hoá học và công dụng của cây sen
Theo đó, hạt sen thường dùng nấu chè ăn hoặc làm mứt sen; y học cổ truyền dùng hạt sen làm thuốc bổ tỳ; thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiểu lỏng ngày dùng 30g. Tâm sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, ngày dùng 5g. Lá sen có tác dụng như tâm sen, ngoài ra, còn dùng làm thuốc cầm máu, ngày dùng 20g Gương sen, tua sen dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh và sử dụng chế biến thành nhiều bài thuốc Đông y khác nhau.
Tuy rằng có công dụng chữa bệnh khá tốt nhưng khi sử dụng bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ hoặc các Dược sĩ có chuyên môn để có hiệu quả điều trị cao nhất.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn