Trong Đông Y cua đồng không chỉ là món ăn bổ dưỡng, mà còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng.
- YHCT chia sẻ tác dụng và những điều cần biết khi dùng Hà thủ ô
- YHCT chia sẻ những công dụng chữa bệnh hiệu quả từ lá mơ
- Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về công dụng của tỏi đen
Món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu trong Đông Y
Trong Đông Y chia sẽ, cua đồng còn là vị thuốc Đông Y có trị nhiệt tà, mạnh gân xương, thông kinh mạch…Thịt cua đồng giàu protid, canxi, sắt, lipid, phospho, các vitamin B1, B2, B6 và PP; ngoài ra còn có melatonin. Mai cua còn có chất chitin. Vị mặn tanh, hơi độc, tính hàn, cua đồng có tác dụng tán kết, hoạt huyết, trị nhiệt tà trong lồng ngực, hàn gân xương, thông kinh mạch làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, liền gân thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, giải độc thức ăn, tống các vật kết đọng trong người, phá chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc chấn thương, sốt rét. Dùng từ 100 đến 200g mỗi ngày bằng cách cua sống; tán bột, rang, nấu canh.
Món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu trong Đông Y
Trị còi xương trẻ em: Cua đồng 100g rửa sạch, bỏ yếm, mai, chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô và vàng. Xay giã nhỏ mịn, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng khoảng 1 đến 2 thìa nhỏ bột (5-10g) pha với bột gạo, đun chín.
Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, mồng tơi 100g, rau đay 100g, mướp hương 1 đến 2 quả. Cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ và rửa cho sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.
Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: cua đồng 2 đến 5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tụ máu: mai cua và chân cua 30g, thổ phục linh 20g, ngưu tất nam 16g, rễ bưởi bung 16g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 16g, tục đoạn 18g, xuyên khung 10g, tô mộc 20g, đinh lăng 16g, quế tâm 8g, cam thảo 10g. Mai và chân cua sao vàng, cho sắc cùng với dược liệu. Uống trong ngày.
Chữa viêm thận cấp: cua đồng 200 đến 250g, vỏ rễ dâu tươi 50 đến 100g. Cua đồng bỏ yếm và mai, đêm rửa sạch; vỏ rễ dâu rửa sạch thái đoạn; tất cả giã nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống trong ngày.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ: cua đồng khoảng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn; rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liên tục từ 2 đến 3 ngày.
Lưu ý kiêng kỵ: Không dùng loại cua dưới bụng có lông, chân có khoang, lưng có chấm sao. Không được uống nước cua chưa chín do ký sinh trùng sán lá (Paragonimus) thường sống bám trên cua; nếu ký sinh ở ruột sẽ gây đau bụng hoặc tiêu chảy…, nếu chúng ký sinh ở phổi gây tức ngực khó thở, nổi mề đay, nóng sốt,…, sống ở gan gây áp-xe gan và ở não sẽ gây các cơn động kinh… Không dùng cho phụ nữ có thai; không uống nước trà hay ăn hồng khi dùng cua.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn