Chanh không chỉ là một loại gia vị trong những món ăn hàng ngày, nó cung cấp vitamin C đặc biệt còn tham gia vào thành phần của nhiều vị thuốc cổ truyền chữa bệnh hiệu quả.
- Tổng hợp món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu trong Đông Y hiệu quả
- YHCT chia sẻ tác dụng và những điều cần biết khi dùng Hà thủ ô
- Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về công dụng của tỏi đen
Y sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng tuyệt vời của cây chanh
Tìm hiểu nguồn gốc của cây chanh
Theo các chuyên gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cây chanh được trồng nhiều ở nước ta. Theo một số tài liệu, từ năm 1956, nước ta đã xuất khẩu chanh sang các nước trên thế giới, mỗi năm có thể thu hoạch 100- 300 tấn/ năm. Chanh thường ra hoa vào khoảng tháng 3-5, mùa quả từ khoảng tháng 6-9. Người dân trồng chanh chủ yếu để thu quả để ăn, lá làm gia vị. Một số người trồng chanh để làm thuốc, trường hợp này người ta dùng quả, lá, rễ, phơi hay sấy khô, thu hoạch quanh năm.
Công dụng của cây chanh qua các bộ phận của cây như thế nào?
- Lá và ngọn chanh:
Lá chanh có hàm lượng tinh dầu lớn, mùi thơm dễ chịu, vi ngọt. Trong y học cổ truyền, chanh có tính ôn, tác dụng giải tán phong nhiệt, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho. Khi bị cảm cúm, chúng ta có thể dùng lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương như, bạc hà, sả, tỏi nấu sôi. Sau đó đem xông ra mồ hôi.
- Rễ chanh:
Đây là một bộ phận dùng trong cây chanh có thể thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả rễ, rễ lớn thì dùng vỏ. Rễ chanh có vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Để chữa ho, khàn tiếng, mất tiếng, chúng ta có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
- Rễ chanh 10g dùng dưới dạng thuốc sắc
- Rễ chanh 12g, lá me đất 10g, lá hẹ 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Tất cả cho vào nồi sắc uống.
- Nước quả chanh:
Dịch quả chanh chiếm đến 80%, có chứa nhiều acid như acid citric, acid malic, vitamin C, vitamin B1… Nước chanh có nhiều tác dụng trị bệnh như thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, bệnh Scorbut. Ngoài ra, nước chanh còn dùng làm nước giải khát, chống nắng, chống nống: chanh vắt lấy nước, pha thêm nước sôi, thêm ít đường, muối. Trường hợp nóng sốt, viêm họng, viêm phế quản, ho khan, khàn giọng: chúng ta có thể bóc vỏ chanh, bỏ hạt, ướp muối khoảng 12 giờ, sau đó ăn hoặc ngậm.
Tuyển sinh Văn bằng 2 Y sĩ y học cổ truyền năm 2019
- Vỏ quả chanh:
Trong vỏ quả chanh, hàm lượng tinh dầu rất cao, có tác dụng ngăn ngừa và chữa các bệnh về tim, mụn trứng cá, bệnh còi xương. Vỏ quả chanh chứa nhiều vitamin, chất khoáng như viatmin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, acid citric. Theo một số nghiên cứu, cỏ quả chanh có tác dụng phòng chống ung thư. Do vậy, mỗi người chúng ta nên tiêu thụ ít nhất 150g vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần. Một quả chanh có thể chứa đến 22 chất chống ung thư như limonene, citrus pectin, vitamin C.
- Hạt chanh:
Hạt chanh có thể chứa nhiều bệnh: chữa táo bón, chữa ho lâu ngày, chữa ho, viêm phế quản, mất tiếng nhất là ở trẻ nhỏ. Để chữa táo bón: chúng ta lấy hạt chanh ngâm vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhày bao quanh hạt sẽ làm cho dung dịch đặc sánh, thêm đường và uống. Trường hợp chữa ho lâu ngày: 10g hạt chanh, 10g hạt quất, 10g lá thạch xương bồ, mật gà đen đem giả nhỏ, thêm đường, hấp cách thủy, uống 2-3 lần/ ngày. Nếu dùng chữa ho, viêm phế quản, mất tiếng: chúng ta dùng 10g hạt chanh, 15g hoa đu đủ, 15g lá hẹ và 200ml nước. Tất cả đem nghiền nát, thêm mật ong hoặc đường, uống 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
Mọi người cần chú ý, chanh có chứa hàm lượng acid cao. Do vậy, những bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng cần chú ý hạn chế dùng.
Như chúng ta đã thấy chanh là một dược liệu từ thiên nhiên rẻ tiền và rất dễ tìm, cỏ thể sử dụng chanh vào các bài thuốc đơn giản điều trị bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.
Nguồn: Thuốc đông y