Trong Y học cổ truyền tác dụng của cây bá bệnh là gì?

Theo y học cổ truyền thì loại dược liệu bá bệnh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết. Vậy cây bá bệnh được ứng dụng điều trị bệnh như thế nào?


Trong Y học cổ truyền tác dụng của cây bá bệnh là gì?

Tác dụng của cây bá bệnh

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh một vài tác dụng của dược liệu bá bệnh:

  • Thử nghiệm nuôi cấy in vitro cho thấy cao bá bệnh có tác dụng chống lại ký sinh trùng gây sốt rét
  • Thử nghiệm trên động vật giống đực cho thấy có sự gia tăng đáng kể hàm lượng testosteron trong huyết thanh sau khi dùng dịch chiết xuất từ rễ và thân bá bệnh. Vì vậy mà một số nhà nghiên cứu tin rằng bá bệnh có thể giúp làm tăng nội tiết tố và cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
  • Thử nghiệm thuốc bào chế từ bá bệnh, dược liệu xấu hổ và dược liệu trâm bầu trên chuột cống trắng cho thấy nó có tác dụng lợi mật rõ rệt. Đồng thời loại thuốc này còn đẩy nhanh tốc độ tái tạo của một số tế bào gan chuột mắc tổn thương, giúp làm giảm tác hại của carbon tetraclorid đối với gan chuột. Khi dùng trên người bệnh, thuốc làm giảm bilirubin trong máu.

Vị thuốc bá bệnh có thể được dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng sắc uống hoặc tán bột ngâm rượu, hoặc bào chế thành viên hoàn hay phối hợp cùng một vài vị dược liệu khác.

Dùng dược liệu bá bệnh quá liều hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác một cách tùy tiện có thể gây ra một vài tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Hạ huyết áp
  • Hạ đường huyết


Tác dụng của cây bá bệnh là gì?

Bài thuốc Đông Y cổ truyền có sử dụng dược liệu bá bệnh

  • Bài thuốc cổ truyền chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Dùng lá dược liệu bá bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ mắc chàm rồi giã nát lá tươi đắp lên tới khi khỏi.
  • Bài thuốc cổ truyền chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Dùng vỏ thân dược liệu bá bệnh 12g, can khương 4g, trần bì 8g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g, sắc uống các ngày một thang, uống liên tục trong 5-7 ngày.
  • Bài thuốc cổ truyền chữa chị em phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh: Dùng rễ bá bệnh 15g, sắc uống trong ngày, sử dụng liền 7-10 ngày.
  • Bài thuốc cổ truyền bổ, kích thích tiêu hóa: Dùng rễ bá bệnh 20 gram, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, đem ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là sử dụng được, ngày uống 3 lần, các lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
  • Bài thuốc cổ truyền tăng cường sinh lực, hỗ trợ chữa yếu sinh lý ở nam giới: Dùng bá bệnh 400mg, cùng với tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg bào chế thành viên nang, dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa Y Học Cổ Truyền.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *