Trong Đông Y dược liệu Sơn đông chữa bệnh gì?

Công dụng của sơn đông chủ yếu là giảm đau, thông kinh hoạt lạc và tiêu thũng giải độc. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc sau theo hướng dẫn của thầy thuốc.


Trong Đông Y dược liệu Sơn đông chữa bệnh gì?

Dược sĩ Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ một số bài thuốc từ vị thuốc Sơn đông

Chữa viêm lợi, đau nhức răng

Bệnh nhân lấy một nắm lá dược liệu sơn đông mang đi rửa sạch bụi bẩn, cho một ít muối rồi vo lại như hạt đậu (lưu ý không để lá mất nước). Sau đó mang nhét lá sơn đông vào vị trí răng đau nhức.

Bài thuốc thứ 2 là dùng một ít lá sơn đông tươi, nhai nát rồi chèn vào vị trí đau khoảng 5 tới 10 phút, sau đó khạc bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.

Công dụng dược liệu sơn đông chữa mụn nhọt lở loét

Bài thuốc Đông Y sẽ dùng 1 tới 2 nắm lá dược liệu sơn đông, rửa sạch với nước. Sau đó thực hiện cho thêm một ít muối rồi trộn đều (lưu ý không để lá mất nước). Lấy hỗn hợp này đắp lên vị trí da bị mụn nhọt. Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện bài thuốc này cho đến khi mụn nhọt biến mất hằn.

Chữa đau ngang hông, đau lưng

Bệnh nhân lấy 2 tới 3 nắm lá dược liệu sơn đông đã được làm sạch, thực hiện giã nát rồi sao với ít rượu trắng. Sau đó lấy một lượng hỗn hợp vừa đủ để đắp lên vị trí đau rồi dùng băng sạch để băng chặt lại. Cố định thuốc trong khoảng khoảng 15 tới 20 phút mới được gỡ băng và rửa lại bằng nước sạch.

Chữa viêm họng, hen suyễn

Nguyên liệu: Một nắm lá dược liệu sơn đông đã rửa sạch với nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn gây hại.

Thực hiện giã nát lá sơn đông để lấy nước. Mỗi lần sử dụng, bệnh nhân lấy một lượng vừa đủ để ngậm rồi nuốt chậm chậm cho thuốc thấm từ từ vào thành họng.

Chữa vết thương do rắn cắn

Lấy một nắm lá dược liệu sơn đông (khoảng 20 tới 35 gram), rửa sạch rồi giã nát. Chắt lấy phần nước cốt cho bệnh nhân uống, mỗi 30 phút 1 lần. Phần bã còn lại dùng để đắp lên vị trí bị rắn cắn.


Dược liệu Sơn đông 

Hoặc có thể dùng 30g lá dược liệu sơn đông cùng với 5g phèn chua, mang giã nát hỗn hợp rồi đắp lên vị trí bị rắn cắn.

Một lưu ý rất quan trọng là ngay khi phát hiện bị rắn cắn, nạn nhân cần phải được garô phía trên vết rắn cắn càng nhanh càng tốt để cho nọc độc không đổ về tim. Khi đó mới được áp dụng bài thuốc từ lá sơn đông như trên.

Giảm sưng đau do sâu bọ, côn trùng đốt

Dùng một nắm lá dược liệu sơn đông (khoảng 25 tới 30 gram), ưu tiên những lá còn tươi, không héo úa và mang rửa sạch. Sau đó, thực hiện giã nát lượng lá trên rồi đắp lên vị trí bị côn trùng, sâu bọ đốt.

Công dụng của dược liệu sơn đông chữa da chân nứt nẻ

Dùng 2 tới 3 nắm lá dược liệu sơn đông, sau đó rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt, thoa lên vùng da chân bị nứt nẻ kết hợp với việc massage nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *