Được biết đến với biểu tượng của sự may mắn, cây thường xuân ngày càng được ưa chuộng tại châu Âu và cả các nước khác trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, loại cây này còn là một món quà tuyệt vời cho giới y khoa với nhiều tác dụng hiệu quả khi chiết xuất cao lá khô.
- Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt
- Vị thuốc quý chữa mất ngủ – Cây lạc tiên
- Những tác dụng bất ngờ của hoa atiso bạn cần biết
Hình ảnh cây thường xuân
Thường xuân là cây gì?
Theo thầy thuốc Đông y, Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, (có tên khoa học: Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào.
Là loại cây xanh tốt quanh năm, có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Nó được xem là biểu tượng của sự phì nhiêu và bất tử (như cây trường sinh). Theo quan niệm dân gian về phong thủy, cây thường xuân có khả năng trừ tà, mang lại bình an, may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, thường xuân là loài cây được trồng phổ biến ở Châu Âu.
Sử dụng lá cây thường xuân để chữa trị rất nhiều loại bệnh hiệu quả
Nhũng tác dụng quý của chiết xuất cao lá thường xuân
Từ rất lâu, trong y học cổ truyền, người ta sử dụng lá cây thường xuân để chữa trị rất nhiều loại bệnh hiệu quả. Sau đây là 6 công dụng của lá cây thường xuân.
Tác dụng chống viêm
Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của việc sử dụng lá cây thường xuân, đó là khả năng chống lại các vấn đề viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn bị viêm khớp, bệnh gout, hay bệnh thấp khớp, bạn có thể dùng trà lá thường xuân hoặc bôi lá thường xuân trực tiếp lên chỗ viêm.
Giải độc cho cơ thể
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng lá thường xuân giúp hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn và giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả hơn.
Làm lành da
Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng lá cây thường xuân để giảm thiểu sự đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng trên da. Ngoài tra, lá thường xuân cũng có tác dụng đối với các vết thương hở và có một số đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm sự khó chịu của bệnh vẩy nến, eczema, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác.
Ngăn ngừa sự tắc nghẽn hô hấp
Lá thường xuân thường được sử dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp. Lá thường xuân được coi là một loại thuốc long đờm, có thể phá vỡ các đờm và chất nhầy trong hệ thống phế quản. Ngoài ra, cây thường xuân còn là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh dị ứng và hen suyễn vì chúng làm giảm viêm trong hệ hô hấp.
Phòng chống ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá thường xuân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự lây lan hay phát triển của ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa đột biến, lá thường xuân có thể bảo vệ cơ thể khỏi một loạt các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.
Chống nhiễm trùng
Ngoài tính chất kháng khuẩn, lá cây thường xuân chứa các chất chống ký sinh trùng, giúp loại bỏ giun đường ruột. Sử dụng lá cây thường xuân có thể giúp loại bỏ giun ra khỏi ruột của bạn. Dùng lá thường xuân nấu nước gội đầu có thể loại bỏ được chấy rận trên tóc.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc đông y cây thường xuân: Lá cây thường xuân có thể có tác dụng phụ gây kích ứng da. Vì vậy, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì cần dùng liều lượng thấp ở lần đầu tiên để xem phản ứng của cơ thể mình. Tuy nhiên, nếu có thai, tránh sử dụng các chất bổ sung từ thường xuân.