Tìm hiều về các nguyên dược liệu được điều chế trong Đông Y

Lâu nay, các phương tiện thông tin về vấn đề dược liệu nhập lậu hay dược liệu không đủ chất lượng trong Đông Y. Vậy sự thật như thế nào?

Tìm hiều về các nguyên dược liệu trong Đông Y

Tìm hiều về các nguyên dược liệu trong Đông Y

Tìm hiều về các nguyên dược liệu trong Đông Y

Theo điều tra của Viện Dược liệu quốc gia. Việt Nam có khoảng 3.900 loại cây làm thuốc, trong đó, các thầy thuốc Đông Y ở địa phương mới sử dụng khoảng 200 cây, nhà nước dùng khoảng 80 cây, còn lại 3.620 cây chưa dùng đến. Tại sao chúng ta không tổ chức khai thác để sử dụng? Vào thế kỷ thứ XIV, Tuệ Tĩnh đã dạy “Nam dược trị Nam nhân”, nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông đã nói trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”: “… Như thuốc nam thì rất tốt, rất nhiều, rất rẻ nhưng không biết dùng để chữa bệnh…”. Thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước, ngành y tế đã có những công ty thu mua thuốc nam trong nhân dân về chế biến bán ra thị trường cho người tiêu dùng, vừa bảo đảm chất lượng vừa an toàn. Công ty Thuốc Bắc nhập dược liệu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch, bào chế thành thuốc chín (thuốc đông y) bảo đảm chất lượng rồi bán cho các bệnh viện và các thầy thuốc Đông Y dùng chữa bệnh cho nhân dân, bệnh nhân vì thế yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng như hiện nay.

Trong Đông Y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, động vật, khoáng vật,trong đó thảo mộc được dùng nhiều hơn cả, bao gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây, rễ cây. Nguyên liệu thu hái về phơi hoặc sấy khô gọi là dược liệu. Khi các thầy thuốc mua dược liệu về bào chế thành phẩm gọi là thuốc đông y.

Hơn thua chỗ bào chế, sao tẩm

Hơn thua chỗ bào chế, sao tẩm

Hơn thua chỗ bào chế, sao tẩm

Các cụ xưa cho rằng thầy thuốc Đông Y dùng thuốc hơn nhau ở chỗ bào chế, sao tẩm. Bào chế vị thuốc Đông Y nhằm mục đích giảm bớt tính độc (nếu có), tính hàn, tính nhiệt của dược liệu, làm tăng tác dụng của thuốc. Mục đích cuối cùng là đưa thuốc vào đúng vị trí của bệnh mà nay ta thường gọi là đưa thuốc vào địa chỉ. Ví dụ bạch truật sao với hoàng thổ là để đưa thuốc vào tỳ vị để bổ tỳ kiện vị. Nay không có hoàng thổ thì sao với dầu cám, có tác dụng bổ tỳ vị, làm giảm bớt tính ráo của bạch truật. Bạch thược dùng sống để bổ âm, sao với giấm để thuốc vào gan, chữa bệnh ở gan. Viễn chí là vị thuốc an thần nhưng phải bỏ lõi, nếu để cả lõi thì gây ra chứng hồi hộp tim sao với rượu để đưa thuốc vào tâm (tim)… Hiện nay, một số bệnh viện y học cổ truyền ở địa phương và một số thầy thuốc Đông Y thường không sao tẩm, dùng thuốc sống để chữa bệnh, không những kết quả kém mà có khi phản tác dụng.

Riêng dược liệu từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, phần nhiều là dược liệu loại 3 và 4 (không có dược liệu loại 1 và 2) cùng với thứ dược liệu mà họ đã rút hết hoạt chất, chỉ còn bã. Gần đây, cơ quan chức năng bắt được một số dược liệu nhập từ Trung Quốc không có nguồn gốc xuất xứ, một thành viên trong đoàn kiểm tra có đưa đến 6 vị thuốc nhờ chúng tôi xem hộ. Bằng mắt thường, với kinh nghiệm của một người làm thuốc lâu năm, chúng tôi thấy có 2 vị đương qui và cam thảo là chính phẩm; vị đan bì là thuốc loại 3; xuyên khung, hoàng kỳ là bã thuốc vì họ đã ép lấy hết hoạt chất… Còn thuốc nhập của Trung Quốc có chất độc hay không thì để cơ quan chức năng trả lời.

Lúc này, nếu chúng ta tổ chức những tập đoàn nhập khẩu thuốc Trung Quốc theo đường chính ngạch như năm xưa thì không sợ mua phải thuốc kém chất lượng hay chỉ là bã thuốc như hiện nay.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *