Tác dụng chữa bệnh từ cây nhàu trong y học cổ truyền

Cây nhàu có rất nhiều tác dụng điều trị bệnh trong Y học cổ truyền, tuy nhiên việc sử dụng như thế nào để đem lại hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Cây nhàu là một vị thuốc Đông y nổi tiếng

Cây nhàu là một vị thuốc Đông y nổi tiếng

Cây nhàu có đặc điểm gì dễ nhận biết?

Cây nhàu là một vị thuốc Đông Y khá nổi tiếng có nhiều tên gọi khác nhau, bên ngoài cây nhàu là thân cây gỗ, cao khoảng 10m, thân cành nhẵn, hơi dẹt. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục hoặc hình trứng. Hoa mọc thành cụm, ở kẽ lá, có màu trắng. Quả thịt hình trứng hoặc hình cầu, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín có màu vàng.

Theo đó, loại thảo dược này có thể gặp nhiều ở các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Định..cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, hoặc sau nương rẫy, thậm chí là vùng ven biển. Hiện nay, cây nhàu được đưa vào trồng có chủ đích, đã nhân rộng ra các tỉnh như Hà Nội, Ba Vì, Thái Bình…và được trồng ở vườn xen lẫn các cây ăn quả khác. Từ cây nhàu có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc như vỏ cây, rễ, lá, quả, trong đó quả nhàu được dùng phổ biến nhất. Quả nhàu được thu hái khi quả già hoặc gần chín, rửa sạch để ráo nước, cắt thành từng khoanh tròn ngang quả dầy 5mm, phơi trong bóng râm cho khô, nơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ đến khô.

Tác dụng chữa bệnh từ cây nhàu trong y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh từ cây nhàu trong y học cổ truyền

 Tác dụng chữa bệnh từ cây nhàu trong y học cổ truyền

Trong cuốn Cẩm nang sức khỏe ghi rất rõ, mọi bộ phận của cây nhàu đều có thể sử dụng để làm thuốc, theo đó các bác sĩ thường dùng vỏ rễ cây nhàu để điều trị bệnh huyết áp, ngoài ra còn ức chế lên thần kinh trung ương. Trong dịch quả nhàu, chứa hoạt chất damnacanthal có tác dụng ức chế các tế bào ung thư với cơ chế giảm lượng máu đến nuôi dưỡng tế bào ung thư, tác dụng giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá trang, tốt cho trường hợp dạ dày đa toan, trào ngược dịch dạ dày. Mặt khác chúng còn có tác dụng trên bệnh nhân viêm phế quản, hen suyễn, viêm gan mạn..

Theo nghiên cứu Y học cổ truyền, quả nhàu có vị chát, nhập kinh thận, đại tràng, có công năng nhuận tràng, điều kinh, hoạt huyết. Chủ trị các bệnh: táo bón, tiểu tiện bí, hạ sốt, chữa ho, điều kinh, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong rễ nhàu lại chứa vị chát, tính bình, nhập kinh thận, đại trường, công năng: trừ phong thấp, bình can giáng nghịch, chủ trị các chứng bệnh: bệnh huyết áp cao, đau nhức xương khớp, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y được các bác sĩ nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng như sau:

  • Bài thuốc trị tăng huyết áp: Dùng vỏ rễ nhàu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hãm hoặc sắc 20-30g mỗ ngày, nếu uống vào buổi tối trước khi ngủ sẽ cho hiệu quả tốt nhất, mỗi đợt uống kéo dài khoảng 2-3 tuần.
  • Bài thuốc trị táo bón, lợi tiểu: Dùng quả nhàu chín ăn trực tiếp, để dễ ăn ăn cùng với muối, mỗi lần khoảng 2-3 quả.
  • Bài thuốc trị kiết lỵ: Lấy 3-5 quả nhàu đã già, nướng chín hoặc lấy 10-20g lá tươi sắc uống. có thể dùng cùng cỏ sữa để tăng thêm hiệu quả.

Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng để việc sử dụng có hiệu quả và không để lại biến chứng bệnh nguy hiểm thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *