Những sai lầm khi uống thuốc mà mọi người không biết
Khi bị bệnh, chúng ta thường phải dùng tốt để được khá hơn. Nhưng việc dùng thuốc như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn sử dụng thuốc không đúng không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra ra những tác dụng hoàn toàn khác. Sau đây là những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc.
Xem thêm:
1. Bẻ nhỏ viên thuốc để dễ uống
Do viên thuốc quá to và khó uống nên nhiều người đã lựa chọn cách bẻ nhỏ viên thuốc để dễ uống. Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc làm này có thể gây ra nhiều vấn đề như gây tác dụng phụ hoặc có thể dẫn đến liều cao gây ngộ độc… nếu thuốc bạn đang dùng là loại giải phóng chậm hoặc tác dụng kéo dài. Những loại thuốc này thường có lớp vỏ ngoài tan chậm nhằm giúp cho thuốc được giải phóng từ từ. Khi bạn bẻ nhỏ viên thuốc thì lớp vỏ này bị phá vỡ, lượng thuốc được cơ thể hấp thụ quá nhiều trong một thời gian ngắn.
Một trong loại thuốc hay bị dùng sai cách nhất theo kiểu bẻ nhỏ viên thuốc đó chính là thuốc dùng điều trị huyết áp mỗi ngày dùng một lần có chữa diltiazem HCL hoặc isosorbide mononitrate, có tác dụng trong 24h. Đặc điểm của viên thuốc này là quá to, khó uống do đó nhiều người đã bẻ nhỏ viên thuốc để uống và sau khi uống thì có hiện tượng huyết áp tụt đột ngột và gây ngất. Ngoài ra các loại thuốc động kinh cũng là nhóm thuốc tác dụng kéo dài khác mà việc bẻ nhỏ nó để uống dẫn đến quá liều và gây ngộ độc. Vì vậy khi bạn không thể uống được viên thuốc quá to hay tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể dùng loại thuốc tương tự hoặc dạng khác dễ uống hơn.
2. Dán cao, sau đó đi tắm
Miếng dán trên da thường được dùng để đưa thuốc vào cơ thể thông qua các mạch máu dưới da. Ưu điểm của nó là thuốc được hấp thụ chậm và ổn định. Chúng ta thường gặp các miếng dán dùng để giảm đau, miếng dán hooc-môn và thuốc chống say tàu xe. Tuy nhiên khi sử dụng miếng dán nếu vùng quanh miếng dán bị quá nóng, các mạch máu dãn ra thì tốc độ thuốc đi vào cơ thể sẽ nhanh hơn, và lượng thuốc vào cơ thể sẽ quá nhiều. Trong trường hợp này thường có các triệu chứng như ngứa xung quanh miếng dán do keo dán kích ứng với da ấm, hoặc để lại những tác dụng do quá liều, đối với trường hợp nặng có thể gây cơn bốc hỏa hoặc dẫn đến tử vong. Vì vậy khi dùng miếng dán trên da bạn nên kiểm tra độ ăn toàn của nước tắm, chăn điện, thậm chí là cần phải cẩn thận khi phơi nắng.
3. Uống thuốc và luyện tập
Việc uống thuốc xong sau đó luyện tập có rất nhiều trường hợp gây ra những tác động xấu. Có những loại thuốc có thể cản trở việc tăng huyết áp lên khi luyện tập, nhưng việc tăng huyết áp này lại cần thiết để đưa máu lên các cơ quan bao gồm não khi làm việc hay luyện tập nhiều. Điển hình cho loại thuốc này là thuốc chẹn beta. Vì vậy khi dùng loại thuốc này sau đó bạn luyện tập ngay có thể làm cho bạn bị ngất.
Hay một thuốc khác là kháng sinh ciprofloxacin – thường dùng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, như salmonella hoặc campylobacter – có thể làm gân bị yếu gân, dẫn đến tổn thương gân, thậm chí đứt gân nếu bạn thực hiện động tác mạnh hoặc nâng vật nặng.
Theo các nhà nghiên cứu của Hà Lan thì uống thuốc ibuprofen trước khi tập nặng, như chạy nhanh hoặc đua xe có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Với nhóm thuốc điều trị cholesterol cao như thuốc statins thì việc luyện tập ngay sau khi uống thuốc có thể làm tăng nguy cơ đau cơ. Nguyên nhân này là do thuốc phá vỡ các ti thể – nhà máy sản xuất năng lượng cho tế bào ở cơ.
Việc luyện tập và dùng thuốc là hai yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ luyện tập hợp lý hoặc có thể thay đổi việc luyện tập để phù hợp với loại thuốc đang dùng.
4. Sử dụng quá nhiều thuốc dạng kem.
Thuốc dạng kem và dạng nước bôi thường gây ít tác dụng phụ. Tuy nhiên có một số thuốc chứa hoạt chất vẫn có thể gây quá liều. Có nhiều trường hợp dùng thuốc giảm đau tại chỗ như methylsalicylate đã bị tử vong do bôi quá nhiều. Hoặc trong trường hợp nó kết hợp với các thuốc giảm đau dạng dán hoặc dạng viên khác cũng rất dễ xảy ra tác dụng phụ, đặc biệt nếu uống thêm 1 viên paracetamol có thể làm cho bệnh nhân tử vong.
Còn đối với nhưng thuốc bôi ngoài da như kem steroid để điều trị bệnh chàm, nếu bôi quá nhiều sẽ làm cho da thêm khô, mỏng và nứt nẻ. Những loại kem dùng để xoa ngực có thể làm đau vùng nhũ hoa nếu bôi nhiều như các loại kem estrogen và progesterone.
Vì vậy khi điều trị bệnh bằng kem bôi cũng như mọi dạng thuốc khác nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng để dùng đúng liều lượng tránh hậu quả đáng tiếc.
5. Bôi kem steroid trên da xây sát
Kem steroid là loại kem dùng để giảm viêm và thường được bác sỹ kê trong trường hợp phát ban ngứa hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên nếu những chỗ bị phát ban ngứa hoặc bị côn trùng cắn bị sây sát thì bạn không nên dùng steroid để bôi vì thuốc này làm giảm miễn dịch, do đó làm cho vết thương dễ nhiễm trùng hơn.
6. Dùng thêm paracetamol
Lượng paracetamol nhiều nhất mà bạn có thể dùng trong 24h là 4g – chủ yếu ở dạng viên 500mg uống không quá 2 viên mỗi lần.
Bất kỳ lượng nào thêm vào cũng có thể dẫn tới tổn thương gan.
Mọi người thường nghĩ rằng “thêm một viên thuốc có sao đâu” – nhưng với paracetamol, nó có thể giết chết bạn.
Lý do là vì thuốc tích lũy trong gan. Một phân tích của Trường Đại học Edinburgh trên 161 bệnh nhân bị quá liều paracetamol thấy rằng một số chỉ uống thêm 2 hoặc 3 viên so với liều khuyến cáo tối đa trong 4 hoặc 5 ngày để tự điều trị những vấn đề như đau răng hoặc đau lưng trước khi phải nhập viện.