Mặc dù hiệu quả chữa bệnh của các vị thuốc Đông Y là vô cùng tốt, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Đặc biệt với phụ nữ có thai.
- Mách mẹ cách trị bệnh sởi cho con bằng thuốc Đông y
- Thực hư chuyện thuốc Song Hoàng Liên có thể trị Covid -19?
- Những loại thảo dược giúp ngủ được ngon giấc
Một vài vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng
Theo tư vấn của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì trong thời kỳ mang thai, dù uống thuốc tân dược hay Đông dược cũng phải hết sức cẩn thận, bởi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Vì thế với những người thường xuyên dùng thuốc Đông Y nên tránh những phương thuốc sau với phụ nữ có mang.
Nhóm thuốc giải biểu
Quế chi: vị cay ngọt, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn chủ trị cảm mạo phong hàn, làm thông dương khí, ấm kinh thông mạch, ấm thận, hành thuỷ, thuốc có tác dụng hành huyết, giảm đau trong các chứng bế kinh, ứ huyết.
Thuyền thoái: vị mặn tính hàn, tác dụng tán phong nhiệt, giải biểu, giải độc, trấn kinh an thần, chữa sốt cao, co giật, chống viêm.
Qú chi và thuyền thoái là 2 vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên chúng tại kỵ tuyệt đối với phụ nữ có thai.
Nhóm thuốc thanh nhiệt
Mẫu đơn bì: vị đắng, tính hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết làm thanh huyết nhiệt, trị chảy máu cam, thổ huyết ban chẩn, thanh can nhiệt chữa chứng sườn đau tức, hoa mắt đau đầu, đau bụng kinh.
Bạch mao căn: vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh trừ nhiệt độc có trong cơ thể, tư âm, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết. Làm lương huyết, chỉ huyết trong trường hợp đái ra huyết, chảy máu cam, ho ra máu.
Nhóm thuốc ho
Bán hạ: là vị thuốc hoá đàm hàn, vị cay, tác dụng ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho dùng trong các chứng đàm thấp, ho nhiều đàm chữa viêm khí quản mạn tính, giáng nghịch, chỉ nôn, tiêu phù giảm đau, giải dộc.
Thường sơn: vị đắng, tính hàn, hơi có độc, quy vào ba kinh Phế, Tâm, Can. Tác dụng tiêu đờm, chữa sốt rét, làm cho đờm nôn ra, làm hết bĩ tích, bứt rứt khó chịu.
Nhóm thuốc bình can, tức phong, an thần khai khiếu
Toàn yết: vị mặn, hơi cay, tính bình, tác dụng làm tắt phong, chỉ kinh chữa các bệnh trúng phong, uốn ván, điên giản chân tay co quắp, hoạt lạc thông kinh, giảm đau, giải độc chữa sang lở mụn nhọt. Không dùng thuốc cho người huyết hư, phụ nữ có thai.
Băng phiến kết tinh từ tinh dầu đại bi, vị cay đắng, tính hơi hàn, tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, tiêu tán màng mộng, mắt đau đỏ. Xạ hương có vị cay, tính ấm, tác dụng trong chứng kinh phong, điên giản, hôn mê, trúng phong.
Nhóm thuốc tả hạ
Đại hoàng: vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tràng, thông tiện, tả hoả, giải độc, trục ứ thông kinh.
Mang tiêu: vị cay đắng, mặn, tác dụng thanh tràng thông tiện, dùng trong chứng vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết.
Phan tả diệp: vị cay, đắng, tác dụng thanh tràng, thông tiện chữa chứng nhiệt tích lại làm cho đại tràng bí kết, táo bón. Làm kiện vị, tiêu thực, tả tích trệ, chữa thuỷ thũng, bụng trướng to.
Khiên ngưu tử: vị đắng, tính hàn, có độc, tác dụng trục thuỷ, tả hạ điều trị chứng đại tiểu tiện bí kết, thuốc còn sát trùng, trị giun đũa.
Để tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, trước khi sử dụng bất cứ một vị thuốc đông Y nào chúng ta nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn