Cây Kim thất lương được sử dụng trong đông y để cải thiện triệu chứng xơ gan cổ trướng, giúp thông đại tiểu tiên,… Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số bài thuốc từ dược liệu Kim thất lương.
- Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của rau Càng Cua
- Phối hợp thuốc trong Đông Y như thế nào để phát huy tác dụng tốt?
- Các bài thuốc đông y từ cây rau bầu đất
Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ bài thuốc quý từ Kim thất lương
Dược sĩ Cao đẳng Dược giải thích cây Kim thất lương là cây gì?
Kim thất lương là cây thân thảo sống lâu năm còn có tên khác là cây thương lục, cao khoảng 1.5m, thân cây hình trụ, ít phân nhánh, có màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Lá cây to, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, 2 mặt nhẵn, dài khoảng 10 đến 30cm và rộng khoảng 13 đến 14cm. Hoa Kim thất lương màu trắng, mọc thành cụm, chiều dài từ 15 đến 20cm. Kim thất lương có rễ củ mập khá giống củ nhân sâm nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Quả cây mọng, màu đỏ tím.
Dược liệu Kim thất lương có tác dụng gì?
Cây Kim thất lương có vị đắng, tính hàn và có độc. Tác dụng cây Kim thất lương là: Lợi tiểu, đại tả, thùy ẩm ở phủ tạng. Do đó, dược liệu này được sử dụng để trị thủy thũng và tà khí trong bụng. Ngoài ra, vị thuốc Kim thất lương còn sử dụng trị đau cổ, phù nề, khó thở, đầy tức ngực bụng, viêm loét cổ tử cung, xơ gan cổ trướng, phù thũng, đại tiểu tiện không thông,… Có thể sử dụng cây Kim thất lương đắp ngoài để cải thiện tình trạng mụn nhọt sưng đau.
Kim thất lương có thể sử dụng bằng cách sắc uống hoặc thuốc đắp ngoài. Liều sắc uống là khoảng 3 đến 4g, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối trộn với một số dược liệu khác. Tùy thuộc vào bệnh lý và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ đông y sẽ kê liều sử dụng khác nhau. Với thuốc đắp ngoài thì không giới hạn liều lượng.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây Kim thất lương
Sau đây Dược sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ một số bài thuốc ứng dụng cây Kim thất lương để trị bệnh:
Trị mụn nhọt, mụn đầu đinh, mủ da: Cần có 15g Kim thất lương, 60 gram bồ công anh, cho vào nồi nấu cùng với nước tới khi sôi. Sử dụng nước này để rửa vùng da bị mụn nhọt, mụn đầu đinh hoặc mủ da sẽ giúp làm se cồi mụn;
Trị đau cổ họng: Hơ nóng một lượng rễ Kim thất lương thích hợp rồi bọc vải, chườm vào cổ. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể. Lưu ý: Đợi rễ cây nguội bớt mới chườm, không chườm quá nóng bởi vùng da cổ rất nhạy cảm, dễ bị bỏng;
Trị viêm thận cấp và mạn tính: Cần có 10 gram Kim thất lương, 60 gram thịt lợn, rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi, thêm nước rồi nấu chín. Chia ăn 3 lần/ngày;
Hình ảnh dược liệu Kim thất lương
Bài thuốc đông y trị cổ trướng: Cần có 6g Kim thất lương, 30 gram đậu đỏ, 30 gram bí đao, 20 gram phục linh, 20 gram trạch tả, cho vào niêu sắc uống 5 đến 7 ngày để làm giảm một số triệu chứng bệnh;
Trị chứng trong bụng có hòn cứng đau: Cần có một lượng rễ Kim thất lương vừa đủ, giã nát rồi vắt nước tẩm vào bông. Sau đó, đắp bông lên bụng tới khi lạnh thì thay cho tới khi triệu chứng hết hẳn;
Trị tuyến vú tăng sinh: Sử dụng Kim thất lương tươi, chế thành viên uống. Ban đầu uống ngày 6 viên, mỗi viên nặng 0.5g. Sau khi uống quen, tăng dần số lượng lên 20 viên/ngày, chia uống 3 lần/ngày;
Trị té ngã sưng đau: Cần có rễ Kim thất lương và khổ sâm với lượng bằng nhau, rửa sạch 2 dược liệu trên, giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm đau, sưng.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo, được tổng hợp từ BV ĐKQT Vinmec.com!
Tổng hợp bởi thuocdongy.edu.vn
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường