Đông y có nhiều vị thuốc, bài thuốc để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn, bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất thường gặp, nhất là ở các thành phố lớn, do ô nhiễm môi trường.
- Bài thuốc Y học cổ truyền tân lục phương phương trị bệnh mũi đỏ
- YHCT bật mí 5 bài thuốc phòng, trị viêm mũi dị ứng
- Ăn dứa chữa viêm xoang hiệu quả
Điều trị viêm xoang bằng Y học cổ truyền như thế nào?
Những thể viêm xoang và bài thuốc điều điều trị bệnh
Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ngoài những phương pháp chữa trị bằng tây y, y học cổ truyền có những phương thuốc trị viêm mũi, viêm xoang hữu hiệu, gồm các thể:
Viêm xoang cấp tính
Triệu chứng: bệnh mới phát, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm, xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân, sợ lạnh, sốt, nhức đầu.
Bài thuốc: ngân hoa 16 g, ké 16 g, chi tử 8 g, mạch môn 12 g, hạ khô thảo 16 g, tân di 12 g, hoàng cầm 12 g, thạch cao 40 g.
Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu thì không dùng hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng tử, bạc hà 12 g.
Viêm xoang mãn tính
Triệu chứng: Bệnh kéo dài, xoang hàm trán ấn đau, thường chảy nước mũi có mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên.
Bài thuốc: sinh địa 12 g, huyền sâm 12 g, đan bì 12 g, mạch môn 12 g, ngân hoa 16 g, ké 16 g, tân di 8 g, hoàng cầm 12 g, hà thủ ô 20 g.
Viêm xoang dị ứng
Triệu chứng: Thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư.
Bài thuốc:quế chi 8 g, cam thảo 4 g, sinh khương 3 lát, ma hoàng 6 g, tang bạch bì 10 g, bạch chỉ 12 g, ké 16 g, hoàng kỳ 16 g, xuyên khung 16 g, tế tân 6 g, bạch truật 12 g, phòng phong 6 g, bán hạ chế 8 g, ngũ vị 4 g, hà thủ ô 20 g, bạch thược 12 g, đẳng sâm 16 g, táo 3 trái.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, có những phương thuốc kinh điển, đơn giản, nhưng hiệu quả trị viêm mũi dị ứng, gồm: 12 g thương nhĩ tử, 12 g tân di hoa, 8 g bạc hà và 12 g bạch chỉ, đem sắc với 4 chén nước, còn lại 1 chén, chia làm 2 lần dùng trong ngày sau bữa ăn.
Tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền chính quy năm 2019
Ngoài ra, theo Y học cổ truyền Hà Nội được biết thêm như sau:
- Đối với viêm mũi mãn tính thì có phương thuốc gồm: cam thảo, cát cánh, bạch chỉ (mỗi vị 6 g), bạc hà, tân di hoa (mỗi loại 8 g), hoắc hương, kinh giới, phòng phong, bản lam căn (mỗi loại 12 g), ké đầu ngựa 16 g, hạ khô thảo 10 g. Cũng đem sắc với 3 chén nước, còn lại 1,5 chén thuốc, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc nước thuốc ấm. Ngoài ra, cũng tùy theo tính chất bệnh của mỗi người mà thầy thuốc có thể gia giảm phương thuốc trên. Bên cạnh đó còn có thể dùng phương pháp châm cứu các huyệt nghinh hương, hợp cốc, ấn đường, liệt khuyết.
- Đối với những trường hợp bị viêm xoang do dị ứng: đông y dùng phương thuốc và châm cứu cũng giống như viêm mũi dị ứng. Riêng với viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp tính thì đông y có pháp trị “Thanh phế nhiệt, giải độc” bằng bài thuốc gồm các vị: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau giấp cá (mỗi loại 16 g), hoàng cầm, hoắc hương và bạc hà (mỗi loại 12 g), 8 g chi tử và 20 g bản lam căn. Đem sắc với 800 ml nước, còn 300 ml thuốc, chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng đói, lúc thuốc ấm.
- Đối với viêm xoang nhiễm khuẩn mãn tính: đông y có pháp trị “Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc”. Bài thuốc gồm có sinh địa, ké đầu ngựa, kim ngân hoa (mỗi vị 16 g), huyền sâm, đơn bì, mạch môn, hoắc hương (mỗi vị 12 g), hoàng cầm, hoàng bá (10 g mỗi loại) và 8 g tân di hoa. Tất cả đem sắc với 800 ml nước, còn lại 300 ml thuốc, chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng no. Ngoài ra còn có phương pháp châm cứu các huyệt: thái dương, ấn đường, quyền liêu…
Nguồn: Thuốc đông y