Bên cạnh những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc, bèo cái thì bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ ké đầu ngựa cũng rất hiệu quả.
- Bài thuốc từ nữ trinh tử chữa hoa mắt chóng mặt, tóc bạc sớm
- Món ngon, bài thuốc hay với nhiều công dụng cho sức khỏe từ rau cần
- Lòng lợn được sử dụng làm thuốc như thế nào?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người
MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG KÉ ĐẦU NGỰA
Ké đầu ngựa có thể được dùng độc vị hoặc phối hợp với những vị thuốc khác trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa ngay sau đây:
Bài thuốc chữa viêm mũi bằng độc vị quả ké
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ké đầu ngựa.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Ké đầu ngựa đem sao cho đến khi có màu xám thì tắt bếp, đem tán thành bột mịn.
Bài thuốc chữa viêm mũi bằng độc vị quả ké
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ké đầu ngựa.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Ké đầu ngựa đem sao cho đến khi có màu xám thì tắt bếp, đem tán thành bột mịn.
- Ngày dùng thuốc 3 lần, mỗi lần 3 gam. Điều trị liên tục trong vòng 2 tuần (1 liệu trình), sau đó nghỉ vài hôm rồi tiếp tục bắt đầu một liệu trình mới.
- Bệnh nhân thường cải thiện triệu chứng hoặc khỏi bệnh sau 2 – 3 liệu trình điều trị.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa
Bài thuốc chữa viêm mũi bằng Thương nhĩ tử tán
Thương nhĩ tử tán nghĩa là dùng các kết hợp với các phương thuốc khác nhau, với tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng để chữa mũi tắc, không phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức vừng trán.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 8 gam ké đầu ngựa; 15 gam tân di; 30 gam bạch chỉ; 1.5 gam bạc hà
Cách thực hiện hiệu quả:
- Đem tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn.
- Dùng 6 gam mỗi ngày, chiêu thuốc bằng nước lá chè và nước sắc hành trắng làm thang, dùng sau khi ăn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc trên đem sắc uống trong ngày. Tuy nhiên, trước khi sắc cần dùng vải sạch bọc tân di lại để tránh lông của vị thuốc lẫn vào nước sắc gây ngứa. Vị thuốc bạc hà thêm vào sau cùng – khi nước đã sắc xong.
Căn cứ vào tình trạng bệnh, bạn có thể gia giảm thêm thuốc và các nguyên liệu khác cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả điều trị như sau:
- Nước mũi màu vàng, đặc, có mùi khó chịu, nhức đầu, đau nặng vùng trán, bổ sung thêm: 20 gam thạch cao sống, 20 gam kim ngân hoa, 8 gam cúc hoa đem nấu với lá trà và hành trắng (làm thang)
- Nước mũi chảy nhiều, bệnh phát nghiêm trọng hơn khi trời lạnh” tía tô, kinh giới, bạc hà mỗi vị từ 8 – 10 gam.
Trên đây là một số thông tin về bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa mà các Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn đã chia sẻ. Đây là vị thuốc dân gian an toàn, rẻ, cách thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có chuyên môn.