Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết về công dụng trị bệnh và cách phối hợp huyệt Quan Nguyên trong Y học cổ truyền.
- Huyệt Thiện Trụ: Phương pháp châm cứu, bấm huyệt
- Huyệt Vân Môn: vị trí và phương pháp tác động lên huyệt
- Huyệt Kim Môn: Vị trí và cách xác định huyệt Kim Môn
Huyệt Quan Nguyên: Công dụng và cách phối hợp huyệt đạo
Theo Y học cổ truyền xưa, khi kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu tác động bằng massage hay châm cứu vào huyệt Quan nguyên sẽ có nhiều công dụng cho cả nam và nữ giới. Trong bài chia sẻ sẽ nói đến tác dụng với nam giới như sau:
- Quan Nguyên chính là huyệt đạo vị có vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi massage lên huyệt đạo này có công dụng giúp bổ thận tráng dương, tăng cường khí huyết, thông kinh hoạt lạc, chữa hòa khí huyết, bổ hư ích tổn.
- Chưa dừng lại ở đó, kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu kích thích huyệt đạo này còn giúp bệnh nhân chủ trị nhiều bệnh lý do hư tổn nguyên khí như mệt mỏi, sợ lạnh, trúng gió và chữa trị các bệnh lý nam khoa như liệt dương, di tinh hay xuất tinh sớm.
Cách phối hợp huyệt đạo Quan nguyên
Để tăng hiệu quả chữa trị bệnh lý, kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu nên phối hợp kết hợp cùng các huyệt đạo vị khác trên cơ thể. Dưới đây là một vài phương pháp kết hợp huyệt đạo Quan Nguyên và các huyệt đạo phổ biến được nhiều kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu sử dụng.
Trong cuốn Giáp Ất Kinh:
- Phối hợp huyệt đạo Âm Lăng Tuyền: Trị khí bế, tình trạng tiểu vàng
Theo cuốn Biển Thước Tâm Thư:
- Phối hợp huyệt đạo Khí Hải và Mệnh Quan và Trung Quản: Giúp trị dương khí suy yếu, chứng hạ nguyên hư suy.
- Phối hợp huyệt đạo Trung Quản: Thực hiện bằng kết hợp 6 mạch Trầm Tế, 50 tráng trị hoắc loạn, vị khí hư tổn, hay chân tay quyết lãnh khiến chân dương muốn thoát.
- Phối hợp huyệt đạo Mệnh Quan: Thực hiện trên mỗi huyệt đạo khoảng 200 tráng sẽ chữa trị bệnh lý tiêu chảy không tự chủ do nguyên nhân Tỳ Thận khí hư
Theo Tư Sinh Kinh:
- Phối hợp huyệt đạo Âm Lăng Tuyền: Trị suy thận, tình trạng cúi ngửa khó khăn
- Phối hợp huyệt đạo Thái Khê: Chữa trị kiết lị, bệnh lý tiêu chảy không cầm được
- Phối hợp huyệt đạo Dũng Tuyền: Giúp trị bọng đái sưng, có cảm giác tức
Huyệt Quan Nguyên phối hợp với các huyệt khác
Theo Loạn kinh Đồ Dực:
- Phối hợp huyệt đạo Âm Lăng Tuyền và Đại Đôn và Hành Gian và Khí Hải: Giúp trị di niệu hay chứng tiểu nhiều không kiểm soát.
- Phối hợp huyệt đạo Âm Cốc và Âm Lăng Tuyền và Tam Âm Giao: Chữa trị tốt lâm chứng
Theo Châm Cứu Đại Toàn:
- Phối hợp huyệt đạo Bạch Hoàn Du và Chiếu Hải và Tam Âm Giao và Thái Khê: Giúp trị chứng di tinh, bạch trọc, xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu gắt.
Theo Châm Cứu Đại Thành:
- Phối hợp huyệt đạo Đại Đôn : Giúp trị dịch hoàn sưng
- Phối hợp huyệt đạo Liệt Khuyết và Thiên Xu và Tam Âm Giao và Trung Quản: Chữa trị đau bụng do hàn khí hoặc tiêu chảy không cầm được
- Phối hợp huyệt đạo Tam Âm Giao và Tâm Du và Thận Du: Chữa trị di tinh và chứng bạch trọc
Theo Y Học Cương Mục:
- Phối hợp huyệt đạo Bạch Hoàn Du và Tâm Du và Trung Cực: Chữa trị di tinh, chứng mộng tinh hay tiết tinh
Theo Động Viên Thập Thư:
- Phối hợp huyệt đạo Khí Xung: Giúp trị nhiệt lâm hiệu quả
Theo Thần Cứu Kinh Luân:
- Phối hợp huyệt đạo Bách Hội và Hoàn Khiêu và Hợp Cốc và Khúc Trì và Kiên Ngung và Kiên Tỉnh và Phong Trì và Túc Tam Lý và Tuyệt Cốt: Mang công dụng hiệu quả khi chữa trị hay phòng ngừa trúng phong.
- Phối hợp cứu huyệt đạo Mệnh Môn: Chữa trị tiêu chảy do Tỳ Thận bất túc gây ra
- Phối hợp cứu Đại Trường Du và Tỳ Du và Thần Khuyết: Chữa trị các chứng bệnh lý ở người già như hư nhược hay mắc bệnh lý tiêu chảy.
- Phối hợp huyệt đạo Khí Hải và Mệnh Môn và Thiên Xu: Chữa trị chứng Thận tả và tình trạng tiêu chảy diễn ra vào sáng sớm
- Phối hợp huyệt đạo Âm Cốc và Âm Lăng Tuyền: Hỗ trợ trị bí tiểu
Tham khảo bởi thuocdongy.edu.vn