Xích thược vị chua đắng, tính hơi hàn, quy vào kinh Can, Tỳ giúp giảm đau, kháng viêm, cầm máu. Cùng tham khảo những cách dùng vị dược liệu quý này làm thuốc chữa bệnh trong bài viết dưới đây.
- Lá hẹ – Vị thuốc kháng sinh thiên nhiên trong y học cổ truyền
- Những tác dụng quý của chiết xuất cao lá thường xuân
- Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt
Đặc điểm thực vật của Xích thược
Theo thầy thuốc đông y, Xích thược là một loại thực vật sống lâu năm, thân thảo, có chiều cao trung bình dao động từ 50 – 80 cm. Lá kép lông chim, màu xanh, mọc so le. Một lá có thể phân chia thành 9 – 12 phần không đều nhau, hình ngọn giáo, nhọn ở đầu, phía dưới cuống có màu sắc hơi hồng.
Hoa chích thược chỉ mọc đơn độc 1 bông, không tạo chùm. Hoa to, có khoảng 8 cánh, ngửi mùi tương tự như hoa hồng. Mỗi thân cây có thể mọc 1 – 7 hoa. Khi chưa nở hoa thường có màu hồng thịt, sau chuyển dần sang sắc trắng tinh. Bên trong chứa bao phấn màu da cam.
Quả xích thược chứa 3 – 5 lá noãn.
Dược liệu được sử dụng chính là rễ xích thược. Nó có hình trụ, hơi cong, chiều dài khoảng 5 – 40cm, kích thước đường kính dao động từ 0,5 – 3 cm. Bên ngoài vỏ rễ có màu nâu, hơi nhăn và có các rãnh dọc và rễ con.
Chất rễ cứng, giòn, dùng tay có thể bẻ gãy rất dễ dàng. Bên trong rễ có thể có màu trắng phấn hoặc hồng nhạt. Mặt cắt có vân xuyên tâm, vỏ hẹp, một số rễ còn có khe nứt. Rễ xích thược có hương thơm nhẹ, vị hơi đắng xen lẫn vị chua và chát.
Tác dụng dược lý của Xích thược
Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền xích thược có những tác dụng sau:
- Chống co thắt cơ trơn, giảm đau: Khi được thử nghiệm trên súc vật, chiết xuất từ xích thược giúp ức chế, làm giảm hoạt động co thắt cơ trơn tại các bộ phận như ruột, tử cung hay dạ dày.
- Kháng khuẩn, chống virus, nấm: Xích thược thể hiện tính kháng khuẩn, kháng virus tốt đối với các tác nhân gây bệnh như virus cúm, herpes, trực khuẩn lỵ, ho gà, tụ cầu, phế cầu…
- Kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm áp lực cho tĩnh mạch cửa, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim bằng cách làm tăng khả năng co giãn của động mạch vành.
- Kháng viêm, hạ sốt: Tác dụng này có được là nhờ hoạt chất Paeniflorin trong xích thược
- Một số báo cáo cho thấy xích thược khi sử dụng độc vị có thể kích thích các tế bào ung thư di căn nhanh. Tuy nhiên khi dùng phối hợp cùng các loại thuốc chống ung thư thì lại làm tăng hiệu quả của thuốc. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo Đông y:
Xích thược có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, chống ứ, kích thích lưu thông khí huyết, điều kinh. Khi dùng tươi có tác dụng hành huyết, tán tà. Xích thược sao tẩm rượu giúp cầm máu, chống thổ huyết, chữa chảy máu cam. Xích thược sao tẩm với giấm có tác dụng trị đau bụng, bế kinh.
Những bài thuốc sử dụng xích thược trong điều trị bệnh
Khai khiếu thông lạc, hoạt huyết hóa ứ
Xích thược 4,5g, xuyên khung 4,5g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, sinh khương (gừng tươi) 9g, hành già 3 củ thái nhỏ, xạ hương 0,8g, táo tàu 7 quả, sung úy tử (ích mẫu) 9g, tam thất 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị mất ngủ
Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu: mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.
Điều trị chứng thủy đậu chủ yếu dùng pháp thanh nhiệt, thấu biểu, giải độc, lợi thấp
Liên kiều 6g, đương quy 8g, xích thược 6g, phòng phong 6g, ngưu bàng 4g, thuyền thoái 3g, mộc thông 3g, hoạt thạch 8g, cù mạch 6g, kinh giới 8g, sài hồ 6g, hoàng cầm 6g, sơn chi 3g, thạnh cao 6g, xa tiền tử 4g, đăng tâm thảo 6g. Sắc cho trẻ uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.
Nếu trẻ tiểu tiện vàng sẻn, nốt đậu ngứa ngáy dùng thuốc cay mát để tuyên thấu, thanh nhiệt, phân lợi: liên kiều 4g, kim ngân hoa 4g, bạc hà 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ thể khí huyết đều hư, huyết ứ
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết triệu chứng thường gặp là, đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, chóng mặt, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, da mặt xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
Bài thuốc: hoàng kỳ 18 gr, kê huyết đằng 15 gr, xích thược, bạch thược (mỗi loại đều 12 gr), quế chi, cát căn (mỗi loại đều 9 gr), sinh khương 6 gr, táo 4 trái.
Cách nấu: cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước ra, tiếp tục cho 3 chén nước vào, nấu còn lại nửa chén. Hòa lại nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn âm ấm.