Ở phương Đông, việc tìm hiểu, ứng dụng và ghi chép lại các vị thuốc đông y có tác dụng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ đã có lịch sử rất lâu đời.
- Thiên niên kiện và Đinh lăng là thay nhau chữa thoái vị đĩa đệm
- Sắc và uống các bài thuốc Đông Y như thế nào sao cho đúng?
- Những tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng
Các vị thuốc Đông Y chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ thường dùng
Các vị thuốc Đông Y chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ thường dùng
Hiện nay, từ thực tế lâm sàng, một số vị thuốc Đông Y ích thọ thường dùng được chia thành 4 nhóm cụ thể như sau:
- Thuốc bổ khí: Hoàng kì, ý dĩ, bạch truật, linh chi, bạch linh, hoàng tinh, nhân sâm, đẳng sâm, hoài sơn, cam thảo…
- Thuốc bổ huyết: Thục địa, a giao, kê huyết đằng, hà thủ ô, tử hà sa, đương quy, long nhãn…
- Thuốc bổ âm: Nữ trinh tử, mạch môn đông, thiên môn đông, , ngưu tất, kỉ tử, tang thầm, hoàng tinh, ngọc trúc, huyền sâm, sơn thù, ngũ vị tử, hạn liên thảo, thạch hộcquy bản…
- Thuốc bổ dương: Nhung hươu, nhục thung dung, đỗ trọng, cẩu tích, thỏ ti tử, ngũ gia bì, tiên linh tì, nhục quế, tiên mao, ba kích…
- Các thuốc khác: đại hoàng, trạch tả, sơn tra, quyết minh tử, bồ hoàng, hổ trượng, thạch xương bồ, bá tử nhân, khiếm thực, nhân trần, mẫu lệ, phúc bồn tử, hà diệp…
Vậy thì tác dụng chống lão hóa của các vị thuốc đông y diễn ra như thế nào?
Vậy thì tác dụng chống lão hóa của các vị thuốc đông y diễn ra như thế nào?
Theo kiến thức Đông Y, Cho đến nay mặc dù các nhà y học cổ truyền trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc đã dày công nghiên cứu nhưng kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như sau:
Tác dụng chống ô-xi hóa:
Quá trình o-xi hóa trong sự biến dưỡng của cơ thể tạo ra các gốc tự do thường đẩy mạnh quá trình lão hóa và làm phát sinh các bệnh lí ở người lớn tuổi như các bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch hay quá mẫn miễn dịch… Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh các vị thuốc đông y như hà thủ ô, nhân sâm, linh chi, đan sâm, bổ cốt toái, hoàng tinh, kỉ tử, hoài sơn, đương quy…đều có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sản phẩm TBA-RS của quá trình o-xi hóa li-pít trong tổ chức não và tế bào gan giống như tác động chống o-xi hóa của vi-ta-min E.
Tác dụng cải thiện công năng các tạng phủ:
Có thể nói lão hóa là một quá trình diễn ra ở nhiều nơi và ở nhiều mức độ khác nhau từ mức phân tử, tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, các tạng phủ không già cùng một lúc và với một tốc độ như nhau. Bởi vậy, vấn đề lựa chọn hợp lí và cải thiện công năng các tạng phủ một cách đầy đủ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Tùy theo đặc tính của từng vị thuốc mà tác dụng cải thiện công năng các tạng phủ của chúng có những điểm khác nhau. Ví như nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh…có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, làm tăng khả năng ghi nhớ và lập lại trạng thái thăng bằng giữa hưng phấn và ức chế, nhưng đan sâm và tam thất lại có sở trường trong việc nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch: làm tăng sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ô-xi, cải thiện cung lượng tim, làm giảm sức cản ngoại vi và ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh lí tim mạch
Tác dụng đối với hệ nội tiết:
Trong quá trình già hóa, hệ thống nội tiết của cơ thể cũng trở nên suy thoái về cấu trúc và chức năng. Sự biến đổi này không đồng thời và cũng không đồng tốc. Bắt đầu sớm nhất là thoái triển tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục rồi tuyến giáp, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận. Dễ thấy nhất là biến đổi ở thời kì mãn sinh dục. Nếu thời kì này diễn ra không bình thường thì rối loạn thần kinh nội tiết sẽ tạo điều kiện cho sự phát sinh và phát triển một số bệnh như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loãng xương… Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiều vị thuốc đông y như nhân sâm, hoàng kì, ngũ gia bì, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, bổ cốt toái, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo… đều có tác dụng cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, đặc biệt là hệ trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận hoặc bản thân một số hoạt chất có trong các vị thuốc này có tác dụng tương tự như nội tiết tố vỏ thượng thận. Nhờ đó mà chúng có tác dụng điều tiết sự rối loạn hoặc suy thoái của các tuyến nội tiết, góp phần phòng chống quá trình lão hóa.
Ngoài ra, tác dụng chống lão hóa của thuốc đông y còn được thực hiện bởi việc cung cấp khá đầy đủ các vi-ta-min và nguyên tố vi lượng, những yếu tố không thể thiếu cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt đối với người có tuổi và người già