Huyệt Nhân trung: Vị trí và công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý

Huyệt nhân trung là một huyệt đạo không quá xa lạ với mọi người. Trong Y học cổ truyền sử dụng huyệt nhân trung hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nguy hiểm thường gặp.

Huyệt Nhân trung nằm ở đâu?

Huyệt Nhân trung nằm ở đâu?

Vị trí của huyệt Nhân trung

Huyệt Nhân trung xuất xứ từ Tư Sinh Kinh, là một huyệt vị thứ 26 thuộc mạch Đốc, hội của mạch Đốc với kinh Dương Minh. Tại vị trí vùng rãnh giữa mũi và môi nên được gọi là Nhân Trung, hoặc Thủy câu.

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur hướng dẫn xác định vị trí như sau: bạn có thể thấy điểm nối 2/3 phía dưới rãnh tính từ mũi xuống đến miệng.

Huyệt Nhân trung trị những bệnh nào?

Huyệt Nhân trung chuyên trị về bệnh: Miệng méo, môi trên co giật, kiến bò môi, thắt lưng đau cứng, cấp cứu khi gặp người bị ngất, bị động kinh, bệnh điên cuồng tái phát, …  chi tiết về công dụng trị bệnh của huyệt đạo cơ thể có tên là nhân trung như sau:

Khai thiếu, thanh định thần khí

Trị những bệnh và hỗ trợ tỉnh lại nhanh trong những tình huống như: hôn mê sâu, bất tỉnh đột ngột không tỉnh lại được (co giật, sốt cao, trúng tà). 

Thanh nhiệt cơ thể

Trong người nóng do hỏa độc, nhiệt độc xâm phạm vào dương khí gây nên sốt cao, mê sảng, lưỡi nhiễm khuẩn, hồng sắc mạch.

Thanh định thần khí

Hỗ trợ thanh định thần khí, ổn định tinh thần, giải tỏa những cơn stress căng thẳng, giải phóng cơn bực bội và nóng nảy.

Tiêu nhiệt

Nóng trong người chủ yếu do ăn uống gây nên, những món ăn như bánh kẹo, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và những món nước ngọt có gas, bia rượu, … 

Phương pháp chữa bệnh dùng huyệt Nhân Trung

Có rất nhiều cách để áp dụng huyệt Nhân trung để trị, dưới đây là những cách áp dụng huyệt nhân trung trị bệnh đơn giản:

Huyệt Nhân trung trị bệnh động kinh

Huyệt Nhân trung trị bệnh động kinh

Trị đột quỵ nhờ bấm huyệt Nhân trung

Nhiều bệnh nhân nhầm tưởng huyệt Nhân trung có thể hỗ trợ làm người đột quỵ tỉnh lại, nhưng theo những giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì không phải vậy vì huyệt Nhân trung chỉ giúp hỗ trợ giúp người bị ngất do co giật, động kinh, … tỉnh lại nhanh.

Trong tình huống người bị ngất và có biểu hiện không nói được, mồ hôi chảy nhiều là do đột quỵ, thì không nên tiến hành bấm huyệt, mà ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện và để bệnh nhân nằm nghiêng.

Hỗ trợ ổn định hệ thần kinh

Khi thần trí không ổn định, bệnh nhân không còn nhận ra là ai nữa, và đang trong tình trạng kích thích quá mạnh, khi gặp người có biểu hiện này lập tức khống chế và điểm huyệt Nhân trung, thường sau khoảng 1 đến 2 phút là bắt đầu trấn tỉnh và cơn bệnh được kiểm soát.

Trị động kinh nhanh

Khi tình trạng động kinh xảy ra, lúc này thần kinh vỏ não bệnh nhân đã bị kích thích và không kiểm soát được, những cơn co giật xuất hiện và bắt đầu sùi bọt mép, lúc này bạn có thể ngay lập tức khống chế và day huyệt Nhân trung, giảm đi chấn động và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Nhân trung là huyệt đạo cơ thể quan trọng trong các trường hợp cấp cứu. Bên cạnh đó, Nhân trung cũng là một huyệt đạo nguy hiểm cần cẩn thận khi châm cứu.

Một số chú ý trước khi bấm huyệt Nhân trung

Trước khi bấm huyệt Nhân trung bạn cần lưu ý một vài vấn đề:

  • Chỉ nên áp dụng bấm huyệt nhân trung trong tình huống mắc bệnh nhẹ.
  • Người có vết thương ngoài da không bấm huyệt và châm cứu tránh nhiễm trùng nặng.
  • Nếu bệnh nhân bị mắc bệnh nặng nên đem đến bệnh viện.
  • Bấm huyệt đem lại hiệu quả chậm, nên thường xuyên thực hiện.
  • Một đợt điều trị cần khoảng 15 – 20 ngày.

Nếu bạn muốn áp dụng huyệt Nhân Trung vào trị bệnh, thầy thuốc tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn trị theo đúng liệu trình. Tránh làm theo thông tin trên mạng khi chưa hỏi ý kiến thầy thuốc.

Nguồn: tổng hợp bởi thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *