Đông Y hỗ trợ chữa trị tay chân miệng thế nào?

Mùa hè đang là thời điểm bệnh tay chân miệng bùng phát. Vì thế cha mẹ nên chú ý đến sức khỏe trẻ nhỏ và có thể áp dụng một vài bài thuốc đơn giản được đánh giá hiệu quả cao trong đông y.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gònthì mùa hè thời thời điểm cao trào của bệnh tay chân miệng. Bệnh có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, hoặc sốt cao, tổn thương da: nổi ban, loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông…

Từ lâu nay đông Y đã sử dụng nhiều bài thuốc để trị căn bệnh nguy hiểm này như sau:

Thuốc để dùng ngoài

  • Bài 1:Rễ hải kim sa 30g, dã cúc hoa 10g, chi tử 3g. Sắc lấy nước rửa tổn thương.
  • Bài 2:Sài hồ 10g, hoàng cầm 12g, xích thược 16g, hoàng bá 15g, cam thảo 6g. Sắc rửa tổn thương hằng ngày.
  • Bài 3:Khổ sâm 20g, bèo cái 20g, đại thanh diệp 20g, quán chúng 20g, tất cả cho vào túi vải, sắc trong 10 phút với 2.000ml nước, sau đó bỏ bã, ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 lần.
  • Bài 4:Thanh đại 60g, thạch cao 120g, hoạt thạch 120g, hoàng bá 60g, tất cả sấy khô tán mịn, dùng để rắc xoa hoặc trộn với dầu vừng bôi vào các vết loét do mụn nước vỡ.
  • Bài 5:Xích thạch chi, lô cam thạch, thạch cao và hàn thủy thạch đã chế, lượng bằng nhau, tán thật mịn, xoa vào nơi tổn thương, thường dùng cho trường hợp mụn nước đã hóa mủ.
  • Bài 6:Hoạt thạch 10g, thạch cao 10g, cam thảo 10g, tất cả tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào vết loét mỗi ngày 1 lần.
  • Bài 7:Lá và cành hoa lựu trắng lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương.
  • Bài 8:Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lục nhất tán 10g, xa tiền tử 10g, tử hoa địa đinh 15g, hoàng hoa địa đinh 15g, sắc lấy nước ngâm rửa hằng ngày.

Những bài thuốc đông y được đánh giá hiệu quả cao từ nhiều đời nay

Thuốc uống trong

  • Bài 1:Cỏ chân vịt 50g bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô, lấy 30g sắc uống, số còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị bỏng rạ, mỗi ngày 1 lần, nếu mụn nước bị vỡ thì dùng nước cốt nghệ bôi lên để tránh làm mủ, hàng ngày kết hợp tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung.
  • Bài 2:Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
  • Bài 3:Lô căn 60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
  • Bài 4:Bản lam căn 30 – 50g, sắc uống thay trà.
  • Bài 5:Ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, hạnh nhân 3g, kim ngân dây 10g, xích thược 9g, sắc uống.

Trên đây là những bài thuốc đông y được đánh giá cao về hiệu quả trong việc chữa và điều trị bệnh tay chân miệng. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng theo để bệnh thuyên giảm được tốt nhất.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn– suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *