Hoa hòe là loại thuốc quý có nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh

Dân gian còn nhiều tên khác dành cho hoa hòe đó là hòe mễ hay hòe hoa. Người xưa vẫn thường dùng hoa hòe phơi khô làm trà pha uống rất thơm, ngon và cải thiện giấc ngủ, ăn ngon và chữa nhiều loại bệnh.

Hoa hòe là một loại cây thuốc nam quý

Hoa hòe là một loại cây thuốc nam quý

TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HOA HÒE

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Hoa hòe là một loại cây thuốc nam quý khá cao và lớn với độ cao có thể lên tới 10m thậm chí là 20-25m. Cây có dạng thân gỗ và phân nhánh, thân cây có màu trắng phấn sẫm không lông. Phân nhánh nhỏ màu xanh lục không lông và hoa mọc ở đầu cành. Lá hoa hòe khá giống lá me, lá phượng… thuộc dạng lông chim mọc so le và có chiều dài tán khoảng 25cm và lá chét có từ 7-15 chét phiến hình trứng dẹt dài khoảng 3-6cm, mép thuôn không răng cưa và mặt trên có phấn trắng.

Hoa hòe có dạng mọc chùm ở ngọn hay đầu cành dài khoảng dưới 30cm và có màu trắng xanh, quả dạng nan đậu ở giữa có chứa hạt, chủng từ 5-6 hạt màu đen. Cây này trước kia thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Sau đó được sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống ra khắp nước.

Hoa hòe thường được thu hoạch vào mùa hè, khi hoa ra nụ và sắp nở. Lúc nụ còn mới là thời điểm thu hoạch tốt nhất sau đó đem rửa sạch phơi khô hoặc sấy và bảo quản. Loại hoa đạt tiêu chuẩn phải là loại sắp nở và còn nguyên, không tách rời hay nát, có màu vàng nhẹ. Nếu thu hoạch quả thì thường trước hoặc sáu tiết Đông.

Người xưa đã phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của loại hoa này trong quá trình lao động sản xuất. Họ dùng hoa hòe để nấu nước uống, và làm canh nấu chung với thịt heo, ăn rất ngon và mát. Theo các thầy cô Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết: “hoa hòe có vị đắng, tính bình, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt”. Ý chỉ hoa hòe dùng làm nguyên liệu cầm máu rất tốt, chuyên điều trị các bệnh đại tiện ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phụ nữ rong kinh hoặc băng huyết,…

THÀNH PHẦN CÓ TRONG HOA HÒE LÀ GÌ?

Trong hoa hòe có chứa rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc.

Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

Hoa hòe là một loại thuốc quý có nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh

Hoa hòe là một loại thuốc quý có nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh

CÔNG DỤNG CỦA HOA HÒE ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Chữa đi ngoài ra máu, đau rát

Dùng 15g hoa, quả hòe và hoạt thạch, 12g sinh địa, 12g kim ngân hoa, 12g đương quy, 10g hoàng cầm, 10g hoàng liên, 10g hoàng bá, 6g thăng ma,6g sài hồ, 6g chỉ xác, 3g cam thảo. Tất cả đem sắc uống.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Ta kết hợp giữa hạt muồng và hoa hòe, sao vàng cả hai loại với lượng bằng nhau, sau đó đem cất trong lọ thủy tinh.

Mỗi ngày lấy khoảng 10g ra dùng, ngày dùng 3 lần. Cách dùng như sau:

  • Cho 10g hạt muồng và hoa hòe (khoảng 1 muỗng lớn cafe) vào bình giữ nhiệt
  • Đổ 500ml mước sôi vào.
  • Chờ 15p là có thể dùng được.
  • Uống thay nước hằng ngày.

Trị rong kinh ở phụ nữ

Dùng Hoa Hòe đem sao tồn tính, tán thành bột mịn (sao tồn tính là sao cháy bên ngoài, bên trong vẫn còn chất thuốc). Lấy 8-12g mỗi lần uống chung 1 chén rượu nóng trước bữa ăn.

Đau đầu chóng mặt

Dùng 15g hoa hòe sao thật thơm cộng với 1 ít hoa cúc, hoặc hoa nhài để tăng tính dễ chịu, đánh thức vị giác. Sau đó cho thêm 10g hạt muồng. Hãm cùng với nước sôi trong bình giữ nhiệt hoặc ấm trà, tầm 15p cho tất cả thảo mộc hòa quyện vào nhau là có thể dùng được. có thể cho thêm 1 ít đường uống sẽ ngon hơn.

Hoa hòe có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, tuy nhiên chúng ta nên hiểu rõ tác dụng của hoa hòe đối với từng trường hợp để có thể sử dụng loài thảo mộc này một cách hiệu quả nhất. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà chúng ta sử dụng liều lượng và cách sử dụng hoa hòe khác nhau. Chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị bệnh tốt nhất, tránh sử dụng bừa bãi, thiếu hiểu biết, sẽ gây nguy cơ tiền mất tật mang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *