Chia sẻ công dụng của cây chua meo trong Y học cổ truyền

Cây chua meo là một loại dược liệu mọc hoang ở một số đồi thành từng bụi cao khoảng 1-2m. Vậy trong Y học cổ truyền thì dược liệu chua meo có công dụng gì?


Chia sẻ công dụng của cây chua meo trong Y học cổ truyền

Dược liệu chua meo là gì?

Dược liệu chua meo hay còn được gọi là dược liệu chua meo được người dân vùng Lạng Giang, Bắc Giang gọi, hoặc dược liệu phi từ, dược liệu chua ngút- vốn vén, xớm mun hay tấm cùi. Tên khoa học của dược liệu chua meo đó là Embelia ribes Burm, thuộc họ đơn nem Myrsinaceae.

Dược sĩ Cao Đẳng Dược Hà Nội cho biết: Dược liệu chua meo là một loại dược liệu mọc hoang ở một số đồi thành rừng bụi cao chừng khoảng 1 cho tới 2 mét. Thân dược liệu có màu tía tím hoặc thỉnh thoảng có cành màu đỏ tươi hơn và trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ và bì khổng nhỏ như hạt kê. Lá dược liệu chua meo mọc so le nhau, dài khoảng 4,5 cho tới 5 cm và rộng 1,5 cho tới 2 cm có hình lưỡi mác, mặt dưới của lá màu nhạt hơn. Phiến lá ở phía cuống hẹp nhọn, cuống ngắn 5 cho tới 6 mm. Quả dược liệu chua meo được hái về khi chín, làm sạch vỏ và phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Vị của quả chua meo lúc đầu ngọt sau đó hơi chua và tê tê.

Công dụng của dược liệu chua meo

Quả chua meo có chứa một số thành phần hóa học như tanin, tinh dầu và acid embelic hay còn được gọi là embelin hay embelon dihydroxy 2- 5- lauryl 3-benzo quinon 1-4, là một chất có cấu tạo quinonic. Dược liệu chua meo để làm gì? Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức về công dụng của dược liệu chua meo. Tuy nhiên, người dân nước ta thường dùng làm thuốc trị giun sán và người bệnh không có hiện tượng độc mà chỉ hơi say.

Cây chua meo trong Y học cổ truyền

Trong dân gian người ta hay lấy hạt chua meo trị giun đũa, sán xơ mít và giun kim. Trước khi dùng hạt chua meo thì cần phải nhịn ăn từ tối hôm trước và sáng sớm hôm sau sử dụng 5 gram bột trộn với đường hoặc mật. Trẻ nhỏ sử dụng với liều lượng khoảng từ 2-2,5 gram.

Tóm lại, Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định rằng, vị thuốc Đông Y chua meo là một loại dược liệu mọc hoang ở một số đồi thành từng bụi cao khoảng 1-2m. Thân dược liệu có màu tía tím và thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn nhìn như hơi mốc. Hiên nay thì vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức nào về dược liệu chua meo trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, Trong dân gian người ta thường dùng làm thuốc trị giun sán, giun đũa, giun kim và sán xơ mít, khi sử dụng không có hiện tượng độc mà chỉ hơi say. Để tránh một số công dụng phụ không mong muốn, người bệnh chỉ nên dùng khi có sự tư vấn của thầy thuốc, lương y có chuyên môn y học cổ truyền.

Được thuocdongy.edu.vn tổng hợp từ internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *