Đương quy được ví như là “thánh dược” bổ máu hàng đầu trong Đông y, không chỉ có tác dụng dưỡng huyết mà còn hoạt huyết, chỉ huyết và nhiều công dụng khác nữa.
- Hà Nội bật mí những bài thuốc bài thuốc bổ máu
- Giới thiệu những món ăn – bài thuốc bổ phổi trong Đông Y
- Bài thuốc bổ thận, tráng dương hiệu quả từ cá trê và đậu đen
YHCT mách bạn những bài thuốc phối hợp với đương quy trong chữa bệnh
Đương quy có những tác dụng như thế nào?
Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng đương quy có nhiều tác dụng dược lý khác nhau:
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não
- Chống viêm cả giai đoạn cấp và mạn tính
- Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa lympho bào B và T, làm tăng sinh kháng thể
- Chống viêm cả giai đoạn cấp và mạn tính
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não
- Tác dụng trấn tĩnh, điều kinh
- Giải nhiệt, nhuận tràng, trị táo bón
Những bài thuốc dương quy được phối hợp
Theo Y học cổ truyền đương quy được phối hợp với những thuốc khác trong bệnh như sau:
- Chữa huyết nhiệt, táo bón
Nhuận táo tháng: Đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4g, sinh địa 3g, thăng ma 3g, hồng hoa 1g. Sắc uống.
- Chữa thiếu máu, cơ thể suy ngược, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ máu hôi chảy mãi không hết
Bài tứ vật thang: đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa chảy máu cam không ngừng
Đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 4g. Dùng nước cháo chiêu thuốc.
- Chữa răng lợi, môi miệng sưng đau, chảy máu
Thanh vi tán: đương quy, sinh địa mỗi vị 1.6g, thăng ma 2g, hoàng liên 1.2g, mẫu đơn 1.2g, thêm thạch cao nếu đau nhiều. Sắc uống.
Không nên dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai
Mức độ an toàn của đương quy như thế nào?
Không nên dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai vì thuốc có nguy cơ gây sẩy thai. Ngoài ra, không dùng đượng quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.
Không dùng vị thuốc này nếu bạn bị bệnh tiểu đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.
Đương quy có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đương quy.
Các thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu khi dùng chung với cây đương quy có thể kéo dài thời gian chảy máu. Không dùng vị thuốc này với tất cả các loại thuốc chống đông.
Cây đương quy có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc thảo dược khác. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc.
Nguồn: Thuốc đông y