Thiếu máu khiến cơ thể của bạn nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, tim đập nhanh,… chính vì vậy làm ảnh hưởng không ít tới cơ thể của bạn. Dưới đây có một số bài thuốc bổ máu bạn nên tham khảo.
- Hà Nội bật mí cây chùm ngây chính là “thần dược” mà bạn chưa biết
- Hà Nội cho biết những tác dụng không ngờ của đậu đỏ
- Dùng Long nhãn chữa bệnh liệu bạn có biết?
Hà Nội bật mí những bài thuốc bài thuốc bổ máu
Trong đông y bệnh thiếu máu như thế nào?
Biểu hiện của bệnh thiếu máu: hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, tim đập nhanh, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, khó tập trung khi làm việc, học tập, ăn không ngon, kinh nguyệt thất thường…
Trong Đông y cho rằng, điều trị thiếu máu vừa phải tăng cường dinh dưỡng và bổ máu cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận được biến thành máu.
Tăng cường dinh dưỡng không phải chỉ riêng những loại thực phẩm bổ máu như trứng, thịt, cá. Nếu thiếu vitamin C và các chất diệp lục cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu chất sắt. Vì vậy không thể thiếu được các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc. Những loại thực phẩm có ích cho việc điều trị bệnh thiếu máu là: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng táo, nhãn, vừng, đậu vàng, đậu đen, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, mộc nhĩ đen…
Trứng gà với ngải cứu giúp bổ máu
Bài thuốc bổ máu từ trứng gà
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trứng gà là một trong các loại thực phẩm bổ máu tốt nhất nếu biết phối hợp với các vị thuốc như dưới đây:
Canh trứng với táo tàu kỷ tử: Dùng 2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, 15g câu kỷ tử. Tất cả đem nấu canh để dùng. Món này thích hợp với người thiếu máu suy nhược, mất ngủ, bồn chồn, sức khỏe kém.
Trứng gà với hà thủ ô: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có tác dụng điều trị thiếu máu; chứng tóc bạc sớm, rụng quá nhiều; chưa già đã yếu sức; di tinh; bạch đới, huyết hư; đại tiện bí, đầu váng; cơ thể suy yếu.
Trứng ga với xuyên khung: Trứng gà 2 quả (luộc chín), xuyên khung 40g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có tác dụng dưỡng huyết, giúp máu lưu thông tốt, ích khí, điều hòa kinh nguyệt, hoặc thống kinh, hoa mắt, đầu váng.
Trứng gà với ích mẫu thảo: Trứng gà 2 quả (luộc chín), ích mẫu 30g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có công hiệu bổ huyết, hoạt huyết trừ ứ huyết, điều kinh, sau khi sinh ra nhiều máu, xuất huyết tử cung, thống kinh.
Trứng gà với ngải cứu: Trứng 2 quả, lá ngải cứu 12g, cho vào nấu canh ăn, có tác dụng với phụ nữ trụy thai, đẻ non bị thiếu máu.
Cháo gà giúp bổ khí huyết, dùng cho các trường hợp suy nhược thiếu máu.
Một số bài thuốc giúp bổ máu hiệu quả
Theo chuyên mục Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Nguyên liệu đơn giản để có thực phẩm bổ máu tốt nhất mà mọi người nên tham khảo:
- Gà mái 1 con, gạo tẻ 100g. Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn. Cách dùng:Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng. Dùng 3 – 5 ngày.Công dụng: bổ khí huyết, dùng cho các trường hợp suy nhược thiếu máu.
- Tiết canh lợn 500g, rửa sạch, thái miếng vuông; 100g cá diếc bỏ vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch, khía cạnh; gạo 100g, hạt tiêu trắng một ít, nấu lên thành cháo, không nên cho muối. Ăn thường xuyên sẽ trị được thiếu máu, đau đầu.
- Mộc nhĩ đen 30g, táo tàu 30 quả, đường đỏ vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước 30 phút, cùng cho vào nồi với táo tàu, nấu nhừ rồi cho đường vào quấy đều là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày.
- Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng thường xuyên tốt cho người bệnh thiếu máu, mất ngủ.
- Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày là một liệu trình. Dùng tốt cho người bệnh thiếu máu, người mới ốm dậy.
Nguồn: Thuốc đông y