Cứu ngải là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị châm cứu để điều hòa âm dương khí huyết, bồi bổ nguyên khí, hồi phục thể lực nâng cao sức khỏe
Bài viết này các bác sĩ YHCT giảng viên tại Trung cấp Y học cổ truyền sẽ hướng dẫn bạn về cứu bồi bổ nguyên khí hồi phục thể lực tại huyệt Cao Hoang Du và huyệt Quan Nguyên
Phép cứu huyệt Cao Hoang Du bí quyết hồi phục thể lực
Huyệt Cao Hoang Du & Túc Tam Lý khi thường xuyên được hơ ngải cứu sẽ tăng sức đề kháng, phòng tránh được lao phổi và bệnh cảm mạo.
Tên gọi: Cao Hoang Du. ”Cao” có nghĩa là mỡ, mỡ miếng, chỗ dưới tim gọi là Cao. “Hoang” có nghĩa là chỗ dưới tim trên cách mạc gọi là Hoang.
Năng lượng rất cần cho sự sống được tạo bởi tâm phế liên hệ với Cao Hoang, nơi ở giữa tim và cách mạc, cao và hoang gặp nhau gần đốt sống lưng thứ tư, nơi ấn vào thấy đau, huyệt này dùng để chữa trị các chứng bệnh do suy nhược trực tiếp với tâm phế, gián tiếp với tỳ thận, do đó mà có tên là Cao Hoang.
Huyệt ở giữa nối tâm và phế, lại ví như bệnh tật ở trên hoang và dưới cao, kim châm và thuốc khó hoặc không thể chữa được nhưng ta dùng ngải cứu vào huyệt này thì thấy hiệu quả.
Mô tả huyệt: Cao Hoang là huyệt thứ 43 thuộc Bàng quang kinh, nằm ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 4 đo ra ngang 3 thốn.
Công hiệu: bảo kiện bổ hư, cứu huyệt đối với người bị suy hư, thể chất yếu đuối rất tốt vì nó là thường đến 100 lên đến huyệt dưỡng sinh chủ yếu.
Theo quyển “Châm cứu vấn đáp” cũng từng đăng câu ngạn ngữ “yếu nhỉ bỳ an, Cao Hoang Tam Lý yếu bất càn” muốn được sống khỏe mạnh, người 17, 18 tuổi thường cứu huyệt Cao Hoang, Tam Lý cơ thể sẽ tăng sức đề kháng, phòng tránh được lao phổi và bệnh cảm mạo.
Các nhà dưỡng sinh cổ đại xưa thường dùng ngải đốt hóa nùng 2 huyệt Cao Hoang và Tam Lý, tính số tráng lên đến 100, lên đến 1000 tráng. Nhưng ngày nay, dùng điếu ngải cứu không gây phỏng (hóa nùng). Điếu ngải hơ ấm đến 15-20 phút, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu 1 lần, 10 lần làm 1 liệu trình trường kỳ cứu đến lúc thân thể khỏe mạnh thì thôi.
Lưu ý: Khi cứu huyệt này cần phải cứu cùng huyệt Túc Tam Lý.
Phép cứu huyệt Quan Nguyên bồi bổ nguyên khí
Theo kiến thức đông y huyệt Quan Nguyên là nơi tàng tinh của nam giới, nơi chứa huyết của nữ giới, ôn bổ thận dương, bồi bổ nguyên khí, ích tính điều kinh thật là công hiệu.
Huyệt còn có tên là Đan Điền, Hạ Đan Điền, Đại Trung Cực, Tam Kết Giao, Thứ Môn. “Quan” nghĩa là cái chốt đóng cửa, cái cốt yếu của sự vật gì, hay là nơi cửa ải hội tụ để phân phát đi, chỗ hiểm yếu. “Nguyên” có nghĩa là mới đầu, to lớn. Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn cần cho sự sống.
Theo “Thái ngải thiên” cho rằng: “Quan Nguyên” nó là mộ huyệt của tiểu trường cũng là nơi hội của 3 kinh âm và Nhâm mạch. Người ta cho rằng: nó là cửa ải hội tụ của nguyên khí.
Vị trí huyệt: ở dưới rốn 3 tấc. Đây là huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch.
Công hiệu: Đó là huyệt Khí công, là nơi hội tụ của ngươn thần, lại là huyệt chủ yếu dưỡng sinh nhằm giúp thân thể cường tráng, là nơi tàng tinh của nam giới, nơi chứa huyết của nữ giới, ôn bổ thận dương, bồi bổ nguyên khí, ích tính điều kinh thật là công hiệu.
Thường cứu huyệt này sẽ tăng sinh lực, mạnh khỏe, sống lâu, đối với người khí suy, sợ lạnh, tay chân lạnh, tinh thần suy nhược, bụng dưới (từ rốn trở xuống) hư hàn, thể chất ngày càng suy,nhất là người tuổi thiếu niên nếu thường cứu huyệt Quan Nguyên là phép dưỡng sinh kiện toàn sức khỏe.
Sau 30 tuổi, theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn hãy cứu Quan Nguyên, tùy tuổi mà tăng số tráng mà cứu như sau:
- Người từ 30 tuổi có thể 3 năm luôn cứu huyệt 300 tráng.
- Từ 60 tuổi: 1 năm liên tục cứu huyệt 300 tráng.
- Người nào nhứt tâm cứu huyệt sẽ được trường sinh bất lão.