Quất hồng bì là trái cây dại được Đông y đánh giá rất cao với những chất dinh dưỡng thiết yếu và tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Mọi người cùng tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!
- Bài thuốc đông y kiện tỳ lợi thủy từ vị thuốc phục linh
- Thầy thuốc đông y chia sẻ về công dụng của cây cối xay
- Thầy thuốc đông y chia sẻ những công dụng tuyệt vời của hoa hòe
Hình ảnh hồng bì hay còn được gọi là quất hồng bì
Những thông tin cần biết về vị thuốc Hồng bì
- Tên khác: Hoàng bì, quất bì, quất hồng bì.
- Tên khoa học: Clausena lansium
- Họ: Cam chanh (Rutaceae)
Hồng bì là loài cây mộc cho trái có chiều cao trung bình khoảng từ 3 – 5m, có cây lên tới 8m. Cành cây sần sùi và có nhiều hạch. Lá cây là dạng lá kép dìa lẻ mọc so le nhau dài khoảng 35cm, phía cuống lá hơi tròn nhẵn.
Phần hoa thường mọc thành từng chùy thưa ở phía ngọn cành. Hoa có màu trắng, chùy chua hoa thường dài khoảng 25 – 50cm. Hoa hồng bì thường bắt đầu mọc vào khoảng tháng 3.
Phần quả có hình cầu và dài khoảng từ 2 – 3cm. Quả hồng bì có lớp vỏ bên ngoài mỏng với màu vàng, có lông tơ. Mỗi quả có 1 hạt, thịt quả có vị chua ngọt và thơm dễ chịu. Cây thường cho quả vào độ tháng 6 – 10 hằng năm.
Cả phần rễ, lá và quả của loại dược liệu này đều được sử dụng để làm vị thuốc.
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, mỗi bộ phận của hồng bì sẽ có những tính vị khác nhau:
- Phần lá có vị cay hơi đắng và tình bình.
- Phần quả có vị chua và ngọt thanh, tính hơi ấm.
- Phần rễ có vị đắng, cay nhẹ và tính hơi ấm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hồng bì
Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ về dược liệu hồng bì được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau đây:
Điều trị bệnh ho gà
- Chuẩn bị: 50g quả hồng bì phơi khô bỏ hạt, 50g tang bạch bì, 50g củ sả, 50g ô mai, 50g củ bách hộ, 50g cát cánh, 50g kinh giới, 50g hạnh nhân, 50g bạc hà, 50g cam thảo.
- Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sắc nhiều lần với nước. Sau đó lấy nước đặc và thêm đường vào rồi nấu thành siro. Mỗi lần uống từ 1 – 5 thìa tùy thuộc vào từng lứa tuổi cũng như mức độ bệnh.
Chữa trị chứng nấc
- Chuẩn bị: 15 – 20 quả hồng bì chín cùng với 1 thìa cà phê mật ong.
- Thực hiện: Đem hấp cách thủy các nguyên liệu trên cho đến khi quả chín rồi đem dầm nát và pha với nước để uống.
Kích thích tiêu hóa
- Chuẩn bị: 30g rễ quất hồng bì, 20g rễ sử quân, 20g quả khế chua.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem sao vàng rồi sắc chung với nước cho đến khi đặc lại. Chia làm nhiều lần uống trong này và có thể dùng trong nhiều ngày liên tục. Bài thuốc này không chỉ giúp kích thích tiêu hóa mà còn hỗ trợ phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh.
Điều trị ho gió
- Chuẩn bị: 2 quả hồng bì tươi khoảng từ 20 – 30g.
- Thực hiện: Đem bổ đôi rồi hấp với đường và chia ra thành 2 – 3 lần ăn trong ngày.
Hạ sốt, giải cảm
- Chuẩn bị: 30g lá hồng bì tươi.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, phơi khô. Tiến hành sắc với khoảng 500ml nước đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Dùng nước này để uống khi còn ấm nóng cho ra mồ hôi.
Bài thuốc chữa đau họng, viêm họng
- Chuẩn bị: 2 – 3 quả quất bì tươi cùng 1 ít muối hạt.
- Thực hiện: Ngậm trực tiếp quất bì với muối khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Vị thuốc sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát. Đồng thời đẩy lùi những cơn ho khó chịu do bệnh viêm họng gây ra.
Chữa ho và tiêu đờm
- Chuẩn bị: 4 – 5 quả quất bì dạng tươi cùng với 1 ít đường phèn.
- Thực hiện: Hấp quất bì với đường phèn cho đến khi quả chín mềm. Chia làm 3 bữa ăn trong ngày. Từ từ tình trạng ho sẽ giảm tần suất xuất hiện. Đồng thời bài thuốc còn hỗ trợ làm loãng đờm trong họng giúp khạc nhổ ra ngoài dễ dàng hơn.
Điều trị đau dạ dày
- Chuẩn bị: Phần hạt của quả hồng bì.
- Thực hiện: Phơi hoặc sấy khô nguyên liệu đã chuẩn bị. Tiếp đến sao trên lửa nhỏ cho thơm rồi tán mịn. Mỗi lần dùng 6 – 10g bột để chiêu với nước và uống. Uống 2 – 3 lần/ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng hồng bì
Khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh với vị thuốc Đông y hồng bì cần chú ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp rủi ro ngoài ý muốn:
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồng bì chữa bệnh, nhất là đối với trường hợp người già và trẻ nhỏ.
- Các bài thuốc dùng dược liệu này để chữa bệnh dạ dày hay đường ruột… chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Và hiệu quả thường đến rất chậm nên tuyệt đối không được lạm dụng để thay thế cho việc điều trị y khoa.
- Một số người có thể sẽ gặp tác dụng phụ khi dùng hồng bì. Nếu có vấn đề bất thường phát sinh thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.
Trong quá trình sử dụng dược liệu này, bạn cần chú ý thận trọng để tránh gặp các vấn đề không mong muốn.