Phục linh là một vị thuốc quý góp mặt trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền, chuyên dùng để chữa các chứng suy nhược, mệt mỏi, phù thũng, ngực bụng đầy chướng, kém ăn, mất ngủ, lo sợ…
- Thầy thuốc đông y chia sẻ về công dụng của cây cối xay
- Bài thuốc đông y giúp trị bệnh thoái hóa xương khớp từ Cà gai leo
Tìm hiểu về vị thuốc Đông y bạch phục linh
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, Phục linh, hay còn gọi là bạch phục linh có tên khoa học Poria cocos Wolf họ nấm lỗ Polyporaceae. Phục linh là loại nấm có thể quả lớn, kí sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Nấm mang hình khối to nhỏ, không đều, có thể nặng tới 5kg. Loại nhỏ to bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ phục linh màu nâu đen, xù xì, mặt cắt bên trong lổn nhổn chứa các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Hiện nay nguồn Phục linh của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hóa học
Các thành phần hoạt chất chính có trong phục linh là β – pachyman – một polysacharid có tính kháng ung thư mạnh, các hợp chất triterpene ( acid pachymic), ergosterol, cholin, histidine…
Bộ phận dùng
Phục linh chính là thể quả của nấm có hình dạng không đều nhau, đường kính có thể đạt từ 10 – 30cm. Loại phục linh trồng có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt nhất phải từ 3 – 4 năm tuổi.
Trong Y học cổ truyền, Phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.
Phục linh được dùng để chữa bệnh trong nhiều trường hợp. Mỗi bộ phận của bạch linh đều có tác dụng rất riêng biệt.
Phục linh được chia thành 4 loại chính như sau:
– Phục linh bì: Vỏ ngoài của “ củ” phục linh
– Xích phục linh: lớp thứ hai sau phần vỏ, màu nâu hồng hoặc nâu nhạt.
– Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng
– Phục thần: Nếu nấm mọc xung quanh rễ, khi đào lên có rễ thông ở giữa thì gọi là phục thần.
Một số bài thuốc dân gian có chứa phục linh
Bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc có chứa Phục linh trong hỗ trợ và điều trị bệnh như sau:
Chữa suy nhược cơ thể kèm theo tiêu chảy kéo dài do tỳ hư
Bài thuốc Hương sa lục quân: Bạch linh, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 10g, cùng với cảm thảo chích 3g, trần bì 5g, bán hạ ( chế với gừng) 5g, mộc hương, sa nhân đều 4g. Tất cả tán bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống từ 4 – 8g tùy theo tuổi
Chữa phù thũng
Phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, vỏ gừng sống mỗi vị 16g. ( Có thể vỏ hướng dương 16g, mộc thông 16g vào sắc uống cùng) – Trích theo Nam dược thần hiệu.
Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu
Bạch linh, nhân sâm, bạch truật đều 16g, cam thảo 8g. Sắc kĩ chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. ( Tứ quân tử thang).
Riêng kỵ: Khi sử dụng vị thuốc Đông y Phục ;linh, người bị bệnh đi đái nhiều không kìm chế được, hoặc hư hàn, tinh hoạt, đều cấm dùng.