Ô tặc cốt là thứ thường bị bỏ đi những đây lại là vị thuốc quý trong đông y với tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh như đau dạ dày, ho lao lực, thổ huyết, mờ mắt, …
Những thông tin cần biết về ô tặc cốt
Tên khác: Mai mực tức nang mực, ô tặc cốt, hải phiêu tiêu…
Tên khoa học: Sepia esculenta, thuộc họ mực.
Bộ phận dùng: Khung xương con cá mực.
Tính vị: có vị mặn, tính ôn, tác dụng và các cơ quan gan, thận.
Công dụng chính: Cầm máu, bạch đới, kinh nguyệt không đều, rong kinh kéo dài, loét âm đạo, bỏng, đại tiện ra máu…
Thành phần hóa học: Theo các bác sĩ cho biết, về thành phần hóa học, trong mai mực có các muối canxi photphat, calci cacbonat, muối natri clorua tạo vị mặn cho dược liệu, đặc biệt là chất pectin (chất nhày trong hạt bưởi) – Kẻ thù số 1 của đau dạ dày, cùng một số chất keo, chất hữu cơ khác,…
Công dụng của ô tặc cốt như thế nào?
Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, Ô tặc cốt (mai mực) tán bột có màu trắng như bột phấn, được dùng với công dụng làm dai thức ăn (như hàn the). Đặc biệt, sương sâm và ô tặc cốt được xem là “một cặp bài trùng”. Có thêm ô tặc cốt, sương sâm dai sánh và ăn ngon hơn nhiều.
Cách làm: Sau khi vò sâm và lọc nước qua rây, lấy dao hoặc muỗng cạo miếng mai mực sẽ thu được thứ bột màu trắng đục (lưu ý cạo bỏ lớp vỏ ngoài của miếng mai). Sau đó, tán bột cho thật mịn rồi vừa khuấy nước sâm vừa rắc bột mai mực vào (khuấy theo vòng tròn và rắc khoảng nửa muỗng cà phê cho hai lít sương sâm hoặc tùy theo sở thích, tuy nhiên nếu cho nhiều bột mai mực quá thì thạch sương sâm sẽ bị cứng).
Ô tặc cốt và công dụng làm thuốc
Mai mực (ô tặc cốt) có vị mặn, tính ôn. Khi dùng làm thuốc, người ta cạo bỏ lớp vỏ sừng cứng ở bên ngoài và dùng phần còn lại (tán bột).
Giúp cầm máu: lấy một ít ô tặc cốt tán thành bột (liều lượng vừa đủ) rồi rắc lên vùng da bị thương.
Điều trị mờ mắt, phụ nữ bị bế kinh, băng huyết, xích bạch đới và trẻ em chậm lớn: mỗi ngày uống từ 4 – 8 g bột mai mực, dùng liên tiếp một tuần thì ngưng một tuần, sau đó, nếu có nhu cầu thì tiếp tục dùng theo liệu trình trên.
Bài thuốc chữa trị bệnh từ mai mực
Một số bài thuốc từ ô tặc cốt được Y học cổ truyền Sài Gòn choa sẻ như sau:
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Trộn đều bột mai mực 85% và bột bối mẫu 15%, mỗi lần dùng 4g uống với nước ấm trước bữa ăn. Hoặc có thể dùng ô tặc cốt 60g, gạo tẻ sao vàng 30g, mẫu lệ nung 30g, màng mề gà sao vàng 20g, hoàng bá sao vàng 20g, cam thảo 20g, hàn the phi 10g. Tất cả tán thành bột mịn, uống 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 4 – 8g uống với nước ấm vào khoảng giữa 2 bữa ăn.
Điều trị viêm tai giữa: Người bị tai có mủ, viêm tai giữa, có thể dùng 4 gam ô tắc cốt, kết hợp xạ hương 0,5g, tán nhỏ, thấm bông tăm, chấm vào tai.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Rửa sạch 300g mai mực rồi đem lên hòn ngói nung cho vàng, sau đó tán thành bột mịn. Người lớn uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g. Trẻ em uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3g.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu: Nướng vàng mai mực rồi đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống 4 – 8g với nước sắc từ cây tiết cốt thảo.
Bài thuốc trị chứng băng huyết, bạch đới ở nữ giới: Chuẩn bị 63g ô tặc cốt, 30g than quán chúng, 8g củ tam thất Bắc. Đem các vị thuốc nghiền nhỏ thành bột, rây mịn. Mỗi lần dùng, hòa 12g hỗn hợp đã tán uống cùng nước sôi. Sử dụng đều đặn, kiên trì mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.
Bài thuốc cầm máu: Sử dụng 4 – 8g ô tặc cốt tán thành bột, rây mịn, rắc vào vết thương để cầm máu.
Bài thuốc trị loét âm hộ: Để trị loét âm hộ, dùng ô tặc cốt đốt thành than, sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà rồi bôi vào vị trí lở loét.