Sấu là loại quả được sử dụng rất nhiều trong mùa hè với công dụng giải nhiệt, tuy nhiên đây cũng là loại quả được đông sử dùng để làm nhiều bài thuốc khác nhau.
- Tác dụng chính của cà chua trong việc thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát
- Chia sẻ cách để giảm triệu chứng của bệnh trĩ
- Phương pháp Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy do tư thế
Sấu chín và xanh có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh
Theo phân tích của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì trong mỗi quả Sấu chín có chứa khoảng 80% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% Protid, 2.7% Cellulose, 0.8% tro, 100mg% Calcium, 44mg% Phosphor, 8.2% Glucid, 3mg% Vitamin C và một lượng sắt vừa đủ. Còn trong đông y, người ta hay sử dụng sử dụng để giải nheeiejt, chữa mụn nhọt… và công dụng lớn nhất nằm ở vỏ quả sấu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ quả sấu
Giới chuyên gia Đông y vẫn thường tin dùng sấu để trị rất nhiều căn bệnh phổ biến trong cuộc sống, dùng được cho cả trẻ em lẫn người lớn. Cụ thể như sau:
Chữa ho
– Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3-5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.
– Lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa nôn nghén cho phụ nữ có thai
Trong những tháng đầu mang thai, phụ nữ thừng nôn nghén, kém ăn. Bạn có thể dùng quả sấu để nấu canh cùng thịt vịt hoặc cá diếc để ăn. Ngoài ra, có thể dùng quả sấu xanh ngâm đường, làm thức uống sẽ giảm nôn nghén rất hiệu quả. Tuy nhiên, bà bầu không nên uống nước sấu nhiều vì có thể gây tăng đường huyết.
Nấu còn sử dụng để làm tăng hương vị cho các món ăn
Chữa nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng
Khi xuất hiện những chứng nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng bạn có thể dùng sấu theo những cách sau:
– Lấy vài quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.
– Cần 4-6g cùi sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng.
– 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.
Trị mụn nhọt, lở ngứa
Ngoài tận dụng quả, chúng ta cũng có thể dùng lá sấu tươi đun nước tắm rửa hoặc lá sấu rửa sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc sạch đắp lên vết mụn.
Mặc dù có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng theo kiến thức đông y, sấu có vị chua nhiều nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh dùng nhiều. Đặc biệt là ăn sấu lúc đói. Bên cạnh đó, không nên để trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng nhiều quả sấu bởi hệ tiêu hóa của bé còn nhạy cảm, dễ bị tác động bởi axit trong sấu. Trong mùa hè, nhiều người thường dùng sấu ngâm làm nước giải khát nhưng cũng cần hạn chế sử dụng thức uống này vì sấu ngâm vốn chứa nhiều đường, nếu uống nhiều sẽ gây tăng đường huyết dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch…