Những nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang là một vấn đề về sức khỏe đáng nghiêm trọng vì số trường hợp mắc ngày càng có xu hướng tăng cao. Thông thường bệnh chỉ xuất hiện ở những người trung niên ngoài 40 tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì?

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là hiện tượng các khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ gây lồi, phồng đĩa đệm, chèn ép lên các dây thần kinh và ống sống gây tổn thương.

Đốt sống cổ và đốt sống lưng (L4, L5) là hai vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, thoát vị đĩa đệm tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng không điển hình. Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng và đau chân tay.

Người trẻ tuổi chưa phải chịu tác động của yếu tố thoái hóa do tuổi tác nên nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi sẽ đến từ các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ đó là:

Do đặc thù công việc

Những người làm công việc khuân vác nặng, thường xuyên phải ngồi hoặc đứng nhiều sẽ gây áp lực lên vùng cột sống, tăng nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm. Những công việc có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm là công nhân bốc vác, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…

Do thói quen, lối sống sinh hoạt

Những thói quen xấu trong đời sống gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống như ngồi làm việc sai tư thế, cong vẹo người, ngồi gù lưng, gối cao đầu khi ngủ, đeo túi nặng lệch vai trong thời gian dài, lười vận động… là nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Đa số người trẻ thường không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của mình. Vì vậy họ khá thoải mái trong chế độ ăn uống mà không cần lo lắng đến các tác hại sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp. Thường gặp ở người ốm yếu, ăn uống không đủ chất gây thiếu hụt chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, nhất là hệ xương khớp.

Do ảnh hưởng của chấn thương

Đây là nguyên nhân khó kiểm soát nhất, Các tai nạn bất ngờ gây chấn thương vùng cột sống sẽ tạo điều kiện cho đĩa đệm vị chệch khỏi vị trí bình thường dễ dàng hơn bất cứ tác động nào khác. Nếu không được xử lý kịp thời và điều trị đúng cách thì những tổn thương này có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, trong đó có căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Do di truyền

Các gen quy định cấu trúc cột sống của con được thừa hưởng từ cha mẹ. Vì vậy, khi cấu trúc cột sống của cha mẹ yếu đồng nghĩa với việc con cũng sẽ được di truyền lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì con cũng bị. Bạn chỉ cần chú ý thận trọng hơn trong các thói quen hàng ngày, tránh các tác động từ yếu tố nguy cơ là có thể thoát khỏi sự đe dọa của căn bệnh này.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, những người mắc các bệnh bẩm sinh như: hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy, dị tật cột sống bẩm sinh… cũng cần đặc biệt chú ý vì nguy cơ thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn người bình thường.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đĩa đệm nào, nhưng phổ biến nhất là đĩa đệm giữa các đốt sống lưng (L4 – L5) và đốt sống cổ (C5 – C6).

Người trẻ là nhóm đối tượng đang phát triển nên xương rất tốt và chắc khỏe, nếu bị thoát vị đĩa đệm vào thời điểm này sẽ là vấn đề đáng lo ngại. Sau đây là những triệu chứng mà người trẻ thường gặp phải nếu bị thoát vị đĩa đệm.

Xuất hiện cơn đau vùng cột sống

Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau ở vùng cổ hoặc vùng thắt lưng với triệu chứng như nhức, tê, mỏi lan dọc từ cổ đến vai gáy và hai tay hoặc từ thắt lưng xuống mông và chân. Các cơn đau có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, không báo trước và tái phát lại nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, kể cả khi nằm nghỉ ngơi cũng không hết đau, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng, vận động mạnh…

Rối loạn khả năng cảm giác

Ngoài việc bị các cơn đau thường xuyên hành hạ, người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm ở vùng bị đau kèm theo hiện tượng giảm khả năng cảm nhận ở vùng đó. Khi bị kích thích ở vùng cổ, lưng, tay hoặc chân thì sau một khoảng thời gian người bệnh mới cảm nhận được kích thích đó và khả năng cảm giác cũng bị suy giảm. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì người bệnh còn có nguy cơ bị mất hoàn toàn cảm giác và không có khả năng phục hồi.

Khả năng vận động bị hạn chế

Cột sống được coi là trụ cột của cơ thể, giúp chúng ta đứng thẳng và thực hiện được nhiều động tác như cúi, ngửa, xoay người… Vì vậy, khi cột sống bị tổn thương thì khả năng vận động sẽ bị hạn chế, người bệnh sẽ khó thực hiện được các động tác liên quan đến cột sống.

Theo thầy thuốc Đông Y, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học của giới trẻ hiện nay. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này nếu biết cách chăm sóc tốt cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *