Đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mãn tính. Phần lớn người bị bệnh có biểu hiện đau đáng kể nửa bên đầu trong nhiều giờ hay thậm chí là cả ngày. Vậy những dấu hiệu và triệu chứng của đau nửa đầu như thế nào?
- Những lợi ích không ngờ của quả me đối với sức khỏe
- Đông y sử dụng hành hoa làm thuốc như thế nào?
- Đông Y dùng gì để trị cảm nắng nóng?
Đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mãn tính
Đau nửa đầu là gì?
Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mãn tính. Phần lớn người bị bệnh có biểu hiện đau đáng kể nửa bên đầu trong nhiều giờ hay thậm chí là cả ngày, với các triệu chứng buồn nôn, ói, nhạy cảm với ánh sáng. bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới gấp 3 lần.
Nguyên nhân của căn bệnh còn chưa rõ ràng, bệnh có những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thiếu máu não tạm thời,… vì thế nên người bệnh cần khám và chữa bệnh sớm để tránh hậu quả không đáng có về sau.
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau nửa đầu
Các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Gồm 4 giai đoạn phổ biến trong một cơn đau:
Giai đoạn triệu chứng báo trước
Thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước cơn đau đầu: Thay đổi tính tình, ngứa ngáy, trầm cảm, mệt mỏi, ngáp và ngủ nhiều, căng cơ,…
Giai đoạn xuất hiện hiện tượng thoáng qua
Xảy ra ngay trước hoặc trong cơn đau: Xuất hiện dần từ 5 đến 20 phút và không kéo dài quá 1 tiếng, chiếm tỷ lệ ít trong các bệnh nhân; xuất hiện hình ảnh gồm các tia sáng lóe sáng màu đen trắng, điểm sáng hoặc ánh sáng nhấp nháy, mất thị lực, mất vị giác, tay và cánh tay như bị kim châm…
Giai đoạn tấn công
Cơn đau từ từ và dai dẳng từ 4 đến 72 tiếng ở người lớn và 1 đến 48 tiếng ở trẻ em với tần suất ở mỗi người khác nhau. Kèm các triệu chứng như: buồn nôn, sợ ánh sáng, âm thanh, mùi vị, mắt mờ, ngạt mũi, mặt tái và đổ mồ hôi,…
Giai đoạn cuối hay postdrome
Có người sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhận thức kém, thay đổi tính tình; có người lại cảm thấy tỉnh táo; có người sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà các triệu chứng sẽ diễn tiến khác nhau.
Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên đầu
Nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu là gì?
Theo thầy thuốc Đông Y, có 5 yếu tố trực tiếp hình thành cơn đau ở người bệnh. Trong đó các nguyên nhân được ghi nhận bao gồm bốn yếu tố cấu thành: yếu tố tâm lý, yếu tố nội tiết, yếu tố môi trường và chế độ ăn.
- Tâm lý: Phổ biến nhất là do stress, rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi nội tiết: Do ảnh hưởng của hoạt động nội tiết đến serotonin trong máu.
- Môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột, biến động độ ẩm hay áp suất.
- Chế độ ăn: Ăn các thực phẩm chứa chất kích thích, chất chứa cồn hay caffeine như rượu, cà phê.
- Sử dụng thuốc không đúng cách: Cần lưu ý liều lượng sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cho bệnh nhân đau nửa đầu
Các bác sĩ có thể chẩn đoán đau nửa đầu bằng cách:
- Dựa trên tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
- Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.
- Kết hợp cùng với chụp CT, cộng hưởng từ MRI, chọc dò tủy sống, xét nghiệm máu để xác định tủy hoặc não có khối u, xuất huyết, nhiễm trùng… hay không.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân bị đau nửa đầu:
- Có thể dùng thuốc để điều trị: ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Nên sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau trước khi nó xảy ra.
- Các loại thuốc thường được dùng khi bắt đầu cơn đau: aspirin, acetaminophen.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.