Những công dụng chữa bệnh của đương quy trong Y học cổ truyền

Đương quy là một cây thuốc quý và có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, vậy người bệnh nên sử dụng thảo dược này như thế nào?

Cây đương quy được nhận diện như thế nào?

Cây đương quy được nhận diện như thế nào?

Cây đương quy được nhận diện như thế nào?

Đương quy là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có nhiều tên gọi khác nhau như cây tần quy, vân quy, có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv) Diels, là cây thuộc họ Hoa tán. Đương quy thường sử dụng là rễ phơi khô hay sấy khô của cây đương quy. Quy là về, vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũa nên gọi là đương quy. Bên ngoài, đương quy là một loại cây nhỏ sống lâu năm cao chừng 40-80cm, thân màu tím, có rãnh dọc, lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm 3 đôi lá chét phía trên đình không có cuống, mép lá có răng cưa. Hoa rất nhỏ màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình kép gồm từ 12-40 hoa,  quả bế có rìu màu tím nhạt, ra hoa vào tháng 7-8

Đương quy được trồng nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên. Ở Việt Nam đã thử nghiệm trồng ở vùng Sapa – Lào Cai nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Người ta thường reo hạt vào mùa thu, trồng cây con vào đầu đông, cho thu hoạch khoảng từ năm thứ 3. Người ta đào rễ về rửa sạch phơi trong nhà hay sấy lửa nhẹ rồi phơi trong mát cho khô hẳn. Người ta đã xác định được lượng tinh dầu trong đương quy khoảng 0.2%, màu vàng sẫm, trong . Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là n-butylidenphtalit C12H12O2, n-valerophenon O-cacboxy-axit C12H14O3, ngoài ra còn có becgapten C12H8O4, safrola và một ít vitamin B12.

Những công dụng chữa bệnh của đương quy trong Y học cổ truyền

Những công dụng chữa bệnh của đương quy trong Y học cổ truyền

Một số bài thuốc điều trị bệnh có đương quy  

Theo nguồn kiến thức đông y đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Là một vị thuốc rất phổ biến trong đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.

Đương quy chủ yếu được dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thường uống trước 7 ngày trước kỳ kinh dự kiến. Mỗi ngày 6-15g dưới dạng thuốc sắc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần, uống 7-14 ngày. Ngoài ra còn làm thuốc bổ huyết chữa thiếu máu, chân tay đau nhức và lạnh.

Bài thuốc tứ vật ( tứ vật tháng) : đương quy, thục địa mỗi vị 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, làm thuốc chữa thiếu máu, suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong máu hôi chảy máu mãi không ngừng

Đối với phụ nữ sau khi đẻ lắm bệnh có khi người ta dùng bài tứ vật nói trên thêm hắc can khương, đậu đen, trạch lan, ngưu tất, ích mẫu, bồ hoàng

Phụ nữ sau đẻ khi thiếu máu , thuốc bổ huyết : đương quy 7g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày

Những người chảy máu cam không ngừng có thể dùng bài thuốc Đông y đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần dùng 4g, dùng nước cháo mà chiêu thuốc.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *