Cây kim ngân là một cây dùng để làm cảnh hoặc lấy bóng mát nhưng trên thực tế có rất ít người biết đây còn là một cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.
- Tam thất trong Đông Y điều trị chứng xuất huyết, suy nhược cơ thể rất hiệu quả
- Tìm hiểu những tác dụng chữa bệnh từ cây huyết dụ
- Hướng dẫn phòng ngừa suy giảm thính lực do tiếng ồn gây ra bạn nên biết
Cây kim ngân có đặc điểm như thế nào?
Cây kim ngân có đặc điểm như thế nào?
Cây kim ngân là một vị thuốc Đông y khá nổi tiếng trong dân gian, chúng có tên gọi khác là Nhẫn đông, có tên khoa học là Lonicere japonica Thunb, thuộc họ cơm cháy. Kim ngân là một loại dây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m. Cành lúc còn non có màu lục nhạt, phủ lông mịn, khi già chuyển sang màu đỏ nhạt nhẵn. Lá cây mọc đối xứng, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn, cuống ngắn từ 2-3mm, cả hai mặt đều phủ lông mịn. Hoa hình ống xẻ hai môi, môi lớn xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, phiến của đại tràng gần bằng ống tràng, lúc đầu màu trắng sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng, cùng một lúc trên cây có hoa nở màu trắng như bạc lại có hoa màu vàng cho nên có tên gọi là kim ngân( kim là vàng, ngân là bạc).
Cây kim ngân có lá xanh tốt quanh năm đến tháng 4-5 lại cho hoa đẹp và thơm nên có thể trồng làm cảnh hoặc bóng mát. Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3. Sau một năm có thể bắt đầu thu hoạch, thu hoạch lâu năm, càng về những năm sau càng nhiều hoa. Nên hái hoa vào lúc sắp nở hay khi hoa mới nở, còn màu trắng, chưa chuyển vàng. Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Công dụng chữa bệnh của cây kim ngân trong y học cổ truyền
Tác dụng điều trị bệnh của cây kim ngân
Trong cuốn Kiến thức Đông y đã ghi chép lại rất nhiều tác dụng dược lý và công dụng chữa bệnh của cây kim ngân, cụ thể như sau:
- Nước sắc đặc 100% của hoa kim ngân thấy có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng thương hàn, tả, liên cầu khuẩn tiêu huyết, vi trùng lỵ, trực khuẩn E.coli, tụ cầu, phế cầu khuẩn. Tuy nhiên khả năng tác dụng kháng sinh của kim ngân còn phụ thuộc vào thời kỳ thu hái hoa. Một số người uống kim ngân đi ỉa lỏng chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết.
- Thí nghiệm trên thỏ cũng ghi nhận tác dụng làm tăng đường huyết, hiện tượng này kéo dài 5-6 giờ sau đó trở lại bình thường. Trên chuột lang có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ, làm thay đổi số lượng và chất lượng tế bào hạt ở mạc treo ruột, giảm histamin ở chuột được gây choáng phản vệ.
Theo các tài liệu cổ cây kim ngân có vị ngọt, tính hàn, không độc vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai, uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Những người tỳ vị hư không có nhiệt độc không nên dùng. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè. Vì thế khi mắc bệnh thì bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y sau nếu được các bác sĩ cho phép.
- Dùng 4-6g hoa kim ngân hay 10-12 cành lá , 100ml nước sắc còn lại 10ml, thêm đường cho dễ uống, sẽ giúp chữa mụn nhọt, dị ứng, nổi mẩn ngứa. Có thể thêm 3g ké đầu ngựa cũng có cùng tác dụng.
- Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: 6g hoa kim ngân, 3g cam thảo, 200ml nước sắc còn 100ml chia ra uống 2-3 lần/ ngày.
- Bài thuốc ngân kiều tán từ thời cổ dùng cữ mụn nhọt, sốt, cảm: hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đạm trúc diệp 16g, tất cả đem sấy khô tán bột uống 12 g bột mỗi ngày.
Tuy rằng là một cây thuốc quý có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhưng mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau nên khi bị bị bệnh bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám trước khi sử dụng các bài thuốc trên.
Nguồn: thuocdongy.edu.vn