Ngoài trị cảm phong hàn, cảm cúm, cảm lạnh những bài thuốc trong đông y còn có tác dụng lớn trong thời điểm dịch Covid -19 khi giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng cực tốt.
- Những loại thảo dược giúp ngủ được ngon giấc
- Những loại thảo dược dễ kiếm giúp phòng trị các bệnh thường gặp
- Bài thuốc hạt lạc giúp bổ huyết, chống viêm
Lá tía tô vị thuốc lâu đời trong dân gian có tác dụng lớn trong việc giải cảm
Khi có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, sổ mũi, nhức đầu và những dấu hiệu khó chịu khác thì bạn có thể áp dụng một vào bài thuốc trị cảm cùng với các vị thuốc Đông y để thấy hiệu quả rõ rệt. Những bài thuốc hay món ăn bài thuốc này cũng được đánh giá có tác dụng rất tốt trong việc giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng cho bản thân.
Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng.
Ngũ thầm thang: gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).
Háo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Đem dược liệu nấu lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Dùng cho người bị cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
Cháo đào nhân: đào nhân 20g, gạo 60g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Đơn này cũng chỉ định cho các bệnh nhân đầy tức vùng ngực, hen suyễn, ho.
Cháo hành giải cảm: hành sống 2 – 3 củ, gừng 10g, gạo tẻ 60g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, cho gạo nấu cháo. Cháo chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tuỳ ý). Dùng cho người ngoại cảm phong hàn, đau bụng, nôn…
Cháo hành món ăn đơn giản dễ làm nhưng hiệu quả cực cao
Rượu hồ tiêu: trong bài thuốc đông y để làm được rượu hồ tiêu trước tiên cần hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Dùng cho người cảm lạnh đau quặn bụng, nôn ra nước trong.
Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.
Hanh giải thang: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, địa cốt bì 12g, thanh đại (sắc bao) 4g, bạch vị 12g, sinh địa 12g, hoắc hương (cho sau) 12g, thạch cao (sắc trước) 20g. Sắc, cô lại lấy 100 – 150ml. Dùng cho trẻ em, uống theo tuổi. Ngày chia 2 – 4 lần. Chữa sốt cao không giảm, ra mồ hôi mà không hạ nhiệt do cảm nặng và do cúm.
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gia giảm như: nếu viêm họng đỏ, viêm amidan, thêm bản lam căn, bồ công anh. Bị ho, thêm tiền hồ, lô căn, sa sâm, bí đại tiện, thêm qua lâu nhân, lai phục tử bụng đầy, thêm sơn tra, lai phục tử. Sốt nóng không giảm, mặt đỏ, lưỡi đỏ, thêm cúc hoa, long đởm; nếu trẻ em sốt cao không giảm, dùng thêm hàn sa tán hoặc ngưu hoàng tán…
Hi vọng với những bài thuốc được giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong việc chữa bệnh, hồi phục sức khỏe cho bản thân. Để an toàn hơn bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao.
Tổng hợp: suckhoedoisong.vn