Mùa hè nắng nóng, thức ăn dễ bị hư hỏng khiến các bệnh đường tiêu hóa gia tăng, trong đó có bệnh tiêu chảy. Trong Đông Y có nhiều bài thuốc chữa tiêu chảy hiệu quả như sau
- Tìm hiểu bài thuốc trị bệnh từ cây ngải cau
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị chứng đi tiểu ra máu
- Bài thuốc Đông Y trị bệnh từ cây mật gấu
Một số bài thuốc Đông Y chữa tiêu chảy ngày nắng nóng
Nguyên nhân khiến bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng gia tăng
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: mùa nắng nóng các bệnh về đường tiêu hóa gia tăng, nhất là bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn (thấp nhiệt). Nguyên nhân chủ yếu do thức ăn mùa hè dễ bị hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và xâm nhập cơ thể gây bệnh.
Có nhiều bài thuốc Đông Y chữa tiêu chảy cấp tính đơn thuần và tiêu chảy mạn tính; tuy nhiên khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày), làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải dùng phương pháp chữa trị của y học hiện đại.
Các bài thuốc Đông Y điều trị tiêu chảy cấp do thấp nhiệt
Bác sĩ YHCT, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, người bệnh bị tiêu chảy cấp do thấp nhiệt có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, hậu môn nóng, phân thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc.
Bài 1: cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g, hương nhu 20g, bông mã đề 28g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa người nóng, khát nước, đại tiện lỏng, tiểu tiện vàng, ít.
Bài 2: Cát căn cầm liên thang gia vị: hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, củ sắn dây 12g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
Bài 3: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hoắc hương 12g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.
Củ sắn dây
Bài 4: cam thảo dây 12g, củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g. Các vị sắc với 400ml nước, cô lại còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần trong ngày.
Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươi, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần hai; hòa chung hai nước rồi sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy giòn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Người lớn uống 1 – 2 thìa cà phê/lần. Trẻ em 0,5 – 1 thìa/lần; uống với nước đun sôi để nguội.
Bài 6: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
Các bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh tiêu chảy cấp do thấp nhiệt.