Cây ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu. Là loại thảo dược thân thuộc với rất nhiều người, có trong các bài chữa bệnh cũng như các món ăn trong gia đình vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon.
- Cây hy thiêm thảo có những tác dụng nào đối với sức khỏe?
- Đông Y dùng cây lu lu thanh nhiệt, giải độc như thế nào?
- Sử dụng vị thuốc “thầu dầu tía” chữa bệnh trĩ rất hiệu quả
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li
ĐẶC ĐIỂM CÂY NGẢI CỨU NHƯ THẾ NÀO?
Cây ngải cứu thuộc họ cúc nên nhìn sơ bộ, lá ngải cứu khá giống với các họ cúc, nhất là hoa cúc. Khác biệt nhất vẫn là lá ngải cứu mọc so le, chẻ lông chim, lá có cuống ngắn. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mắt dưới hơi mốc nhạt, không lông. Lá có răng cưa lớn, không đều, mềm, không nhọn. Bộ phận thu hái thường là lá hoặc ngọn. Cây thường có hoa vào mùa hè. Khi thu hoạch với số lượng nhiều người ta thường phơi khô trong đông y gọi là ngải điệp. Khi đem đi phơi khô và tán bột gọi là ngải nhung.
Ngải cứu thuộc dạng cây thân thảo, trên thân có rãnh, thấp khoảng 40-50cm. Tuy nhiên độ cao tùy vào điều kiện mà có thể cao hơn. Cây có mùi hơi nồng, đối với một số người thì nghe mùi này cảm thấy khó chịu, nhưng một số người lại thấy thơm, hơi đắng.
Cây ngải cứu có nhiều công dụng dành cho phụ nữ
NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NGẢI CỨU TRONG CHỮA BỆNH
Theo Y học cổ truyền, cây ngải cứu có các công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe như sau:
Cầm máu
Đây dường như là công dụng khá nhiều người biết. Khi bị thương người ta thường hái lá ngải cứu vò nát hoặc nhai nát đắp lên để cầm máu, giúp kháng viêm và lưu ý nên rửa sạch trước khi dùng.
Trị cảm cúm, ho, đau đầu
Trong ngải cứu phần lớn chứa tinh dầu. Người ta thường lấy khoảng 300g lá ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi, 100g cúc tần, 100g xả và vài lá chanh.
Tất cả đem nấu sôi lên với 2 lit nước, để cho hỗn hợp này sôi khoảng 20 phút để chiết xuất hết phần tinh dầu giải cảm trong lá ra thì đem đi xông. Sau đó dùng nước này để tắm nhanh và lau khô người.
Giúp bổ máu và lưu thông máu lên não
Lá ngải cứu hoặc ngọn ngải cứu đem rửa sạch băm nhueyenx trộn với một quả trứng gà ta đán tan.
Đem hấp vào nồi cơm hoặc hấp sửng cho chính ăn 1 tuần 2-3 lần sẽ rất tốt cho máu, lưu thống khí huyết và tăng cường hệ miễn dịch.
Điều trị cơ thể suy nhược, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc
Dùng 250g lá ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 1 con gà ri hay gà ác thì tốt khoảng 200gram. Có thể thồn hỗn hợp trên vào bụng gà hoặc đem nấu chung.
Hầm gà với khoảng nửa lít nước, thêm gia vị vừa đủ và hầm nhừ trong khoảng 1 tiếng. Ăn 1 tuần 1-2 lần sẽ cải thiện sức khỏe đáng kể.
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, ổn đinh nội tiết tố
Dùng lá ngải cứu giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, nhất là đối với người chậm kinh, có các triệu chứng đau bụng. Dùng lá ngải cứu đem hãm với nước sôi như hãm chè dùng uống 1 ngày 1 lần trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần rất tốt.
Điều trị mụn nhọt
Giã nhuyễn lá ngải cứu và đắp lên da, nơi vị trí có ung nhọt khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Cần rửa sạch lá ngải cứu hoặc ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ chất bẩn.
Giảm đau, sưng cơ, bong gân
Khi bị bong gân, đau cơ có thể dùng lá ngải cứu đem sao vàng cho nóng cùng vài lát gừng, 1 lá tướng quân. Đem bọc vào vải và cố định vết thương, sưng đau. Kiên trì làm 3 lần trong 3 ngày là sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra có thể kết hợp ăn lá ngải cứu.
Giảm mỡ bụng, thừa cân
Sử dụng một bó lớn ngải cứu rang với 1kg muối hạt cho nóng, dậy mùi và cho vào túi vải và chườm lên bụng, có thể cố định quấn bằng nịt bụng sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm và giảm các bệnh về đường ruột.