Trong y học đông y, nhân sâm là vị thuốc bổ nguyên khí và được coi là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị huyết áp thấp.
- Những phương thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu
- Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ dược liệu lộ thảo
Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
Theo các bác sĩ ngành y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết triệu chứng của huyết áp thấp thường không được đặt tên cụ thể trong y học đông y. Thay vào đó, việc chẩn đoán dựa trên bốn bước gọi là tứ chẩn. Điều này bao gồm quan sát thần sắc và hình dáng của bệnh nhân, kiểm tra âm thanh và mùi, hỏi về triệu chứng, và kiểm tra bằng cách sờ. Những dấu hiệu bao gồm da xanh, mệt mỏi, tiếng nói yếu, hơi thở yếu, cảm giác chóng mặt, đau lưng và cổ, cảm giác sợ lạnh và ra mồ hôi nhiều.
Nguyên nhân của huyết áp thấp có thể là do yếu tố như “Dương khí suy yếu”, “Âm huyết hư tổn”, hoặc “Âm Dương lưỡng hư”. Y học hiện đại cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau như mất nước do tiêu chảy, sốt, nôn mửa, hoặc do sử dụng thuốc gây giảm khối lượng máu. Các bệnh lý như suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, và nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra huyết áp thấp.
Cách dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp
Nhân sâm được coi là một trong những loại thảo dược có thể sử dụng để điều trị huyết áp thấp. Thầy thuốc Y học cổ truyền TPHCM chia sẻ cách sử dụng nhân sâm trong điều trị huyết áp thấp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân:
Đối với người làm việc trí óc cường độ cao và độ tuổi trung niên, có thể sử dụng hỗn hợp gồm nhân sâm, hạt sen, và đường phèn. Hỗn hợp này được ngâm nở trước khi hấp và sau đó dùng để chế biến thức ăn.
- Thành phần: Nhân sâm 6g, hạt sen 30g, đường phèn 30g.
- Cách dùng: Trước hết cho nhân sâm và hạt sen (bỏ tâm) vào một cái bát nhỏ, thêm nước vào ngâm cho nhân sâm và hạt sen nở ra. Sau đó đặt lên nồi cơm hấp, hoặc hấp cách thủy 1 giờ. Ăn hạt sen và uống nước thuốc; sâm giữ lại để nấu lần thứ hai. Mỗi ngày ăn 2 lần; lần thứ hai có thể ăn luôn cả sâm. Dùng liên tục 2 tháng liền.
Đối với người cao tuổi, có thể sử dụng hỗn hợp gồm nhân sâm, mạch môn, và ngũ vị tử, được uống vào lúc đói bụng.
- Thành phần: Nhân sâm 12g (hoặc đảng sâm 24g), mạch môn 16g, ngũ vị tử 16g.
- Cách dùng: Sắc uống trong ngày vào lúc đói bụng. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Để giảm mệt mỏi và kích thích tiêu hóa, có thể sử dụng hỗn hợp gồm nhân sâm, bạch phục linh, gạo tẻ và gừng tươi.
- Thành phần: Nhân sâm 12g, bạch phục linh 12g, gạo tẻ 80g, gừng tươi 3 lát.
- Cách dùng: Sắc nhân sâm, phục linh và gừng lấy nước bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo. Nêm gia vị, chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng.
Lưu ý khi dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp
Giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền cho biết, thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc có nhân sâm: Củ cải trắng, củ cải đỏ; đậu đen; nước chè (trà); các loại hải sản.
Không được dùng nhâm sâm (độc vị) trong những trường hợp sau: Người bình thường khỏe mạnh, phụ nữ có thai, trẻ từ sơ sinh đến 14 tuổi, người đang bị táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do lạnh, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, nấc, ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi, ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, lupus ban đỏ), người đang dùng thuốc chống huyết khối.
Giải độc nhân sâm: Củ cải 250 -500g, thái miếng, thêm nước nấu chín. Ăn cái uống nước.
Lưu ý các bài thuốc Đông Y chữa huyết áp thấp chỉ mang tính tham khảo. Người bị huyết áp thấp cần được tư vấn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng mà lợi bất cập hại.