Long não hương là loại cây thuốc khá phổ biến ở nước ta, đây cũng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y Học Cổ Truyền nhằm điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau.
- Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng của vị thuốc ô tặc cốt
- Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Theo Y Học Cổ Truyền, cây Long não hương có vị cay và đắng, tính ấm và mùi thơm. Long não hương có tác dụng tiêu thũng, khu phong, hoạt huyết, tán ứ. Lá Long não hương điều trị ho, cảm sốt, đầy bụng, khó tiêu, thấp khớp, đau bụng kinh…
Một số bài thuốc từ cây Long não hương
Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc một số bài thuốc đông y từ dược liệu Long não hương như sau:
Điều trị cảm sốt: Sử dụng lá Long não hương, lá sả, lá chanh, lá bưởi, mỗi thứ khoảng một năm. Sau đó rửa sạch và cho tất cả vào nồi đun sôi. Tiếp đến sử dụng nồi nước xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần hoặc cho đến khi hết cảm sốt.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá Long não hương tươi, một nắm lá ngải cứu tươi và một nắm cám gạo trộn đều rồi rang trên chảo cho tới khi nóng già, lấy ra gói vào 1 miếng vải và chườm nóng khắp người để giải cảm.
Điều trị ho: Lá Long não hương 200 gram, rễ cà gai leo 100 gram, lá chanh 50 gram, củ sả 100 gram, rễ thuỷ xương bồ 100 gram, trần bì 50 gram. Tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, sau đó lọc và cho thêm 300ml sirô để được 1 lít cao. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 20ml.
Điều trị viêm khớp dạng thấp: sử dụng rễ Long não hương và kê huyết đằng, mỗi vị 30 gram. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Điều trị đau bụng kinh: 30 gram rễ Long não hương 30 gram và 15g ích mẫu. Sắc uống.
Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị trúng phong sau sinh đẻ: Lá cây Long não hương, sả, lá quất hồng bì, ngũ trảo, với tỷ lệ bằng nhau. Nấu nước tắm.
Trị một số chứng bệnh trúng phong, kinh giản, hôn mê, co giật: Chí bảo đơn: Xạ hương 7,5g, băng phiến 7,5g, chu sa 30 gram, sừng tê giác 30 gram, hùng hoàng 30 gram, ngưu hoàng 15g, đồi mồi 30 gram, hổ phách 30 gram, vàng lá 50 lá, an tức hương 45g. Tất cả nghiền thành bột mịn hay làm viên hoàn. Thuốc bột uống mỗi lần 0,8g hoặc 1 viên hoàn. Ngày uống 1 – 2 lần, nên uống với nước đun sôi còn hơi ấm.
Hạ sốt, chống viêm, giảm đau: Sử dụng một số thành phần Băng phiến, huyền minh phấn, bằng sa và chu sa. Tất cả nghiền thành bột mịn. Sau đó thổi bột thuốc vào họng hoặc bôi vào chỗ đau. Khi bôi thuốc, nước bọt sẽ tăng nhiều, ngậm vài phút sau đó nhổ nước bọt đi. Điều trị chân răng sưng đau, loét niêm mạc vòm miệng, trẻ em đang bú bị mụn thành vệt trắng ở miệng.
Tan màng mộng, sáng mắt: Băng phiến nghiền thật mịn và điểm vào khoé mắt để trị đau mắt đỏ có màng mộng.
Trị viêm tai giữa có mủ: Băng phiến 2,5g, long cốt 15g, xạ hương 0,5g, mẫu lệ 10 gram, chương đơn 10 gram, hoàng liên 10 gram. Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy một ít thuốc thổi vào tai bị viêm đau.
Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, Long não hương không chỉ là một loại dược liệu có nhiều công dụng mà còn là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng một số bài thuốc từ Long não hương hay bất kỳ loại dược liệu nào, bạn nên tham khảo ý kiến một số bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.