Bồ công anh – Vị thuốc Đông y hay chữa bệnh

Bồ công anh là một trong nhiều vị thuốc Đông y các lương y sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Nhưng các bạn có biết công dụng chính của bồ công anh là gì, sử dụng vị thuốc Đông y này trong các bài thuốc Y học cổ truyền nào?

bai-thuoc-bac-tu-bo-cong-anh

Bài thuốc Đông y hay từ Bồ công anh

Công dụng của vị thuốc Đông y Bồ công anh:

Theo Y học cổ truyền thì Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao. Bồ công anh thường mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ có thể sử dụng vị thuốc Đông y này.

Trong Y học cổ truyền thì bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng…

Một số bài thuốc Đông y gia truyền hay sử dụng bồ công anh:

  • Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
  • Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm gan virus: Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.

vi-thuoc-dong-y-bo-cong-anh

Cách phân biệt Bồ công anh:

  • Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.
  • Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.
  • Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).
  • Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.): Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Trên đây là những công dụng và một số bài thuốc Đông y có sử dụng Bồ công anh trong Y học cổ truyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *