Vị thuốc Đông y Ba kích có công dụng thế nào?

tim-hieu-cay-ba-kich

Ba kích là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Nhưng công dụng của Ba kích thế nào, có tác dụng vào bệnh gì và có thực sự hiệu quả như những gì đồn thổi hay không?

vi-thuoc-bac-ba-kich

Ba kích và công dụng của vị thuốc Đông y

Dấu hiệu nhận biết cây Ba kích.

Ba kích là cây thảo, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng hay hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành. Đài nhỏ, ống tràng ngắn, nhị 4 đính trong họng tràng. Quả tròn, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Rễ thắt lại thành từng khúc giống như ruột gà.

Cây mọc hoang hoang trong rừng thưa, thứ sinh, gặp nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (cũ), Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình. Trước đây khả năng khai thác khá lớn, có năm thu mua trên 10 tấn. Hiện nay còn ít, do khai thác bừa bãi, cây không kịp tái sinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trồng có kết quả trên các chân ruộng cao sát núi hoặc đất nương rẫy màu mỡ, luôn ẩm.

Trồng bằng hom cắt từ cành bánh tẻ hoặc bằng hạt. Sau 3 năm có thể thu hoạch rễ. Ba kích,còn gọi là ruột gà, ba kích thiên. Họ Cà phê (Rubiaceae). Bộ phận dùng là rễ, thường thu hoạch vào thu đông, cắt đoạn ngắn 5-10cm, đường kính khoảng 5mm, phơi hoặc sấy khô. Rễ khô có nhiều chỗ nứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hay hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt màu hồng hay tím, vị hơi ngọt. Khi dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng phôi khô hoặc tẩm rượu sao qua. Rễ ba kích chứa anthraglycozit, các đường, nhựa, axít hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu. Rễ tươi có vitamin C.

Công dụng của vị thuốc Đông y ba kích:

Ba kích vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận.

  • Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
  • Công dụng tăng cường khả năng giao hợp, đặc biệt đối với nam giới yếu về mặt này.
  • Tăng lực đối với người có tuổi, bệnh nhân suy nhược, gầy yếu, kém ăn mất ngủ, đau nhức các khớp.

Theo tài liệu thuốc Đông y cổ, ba kích dùng chữa dương ủy, di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau.

tim-hieu-cay-ba-kich

Tìm hiểu công dụng của Ba kích

Trong dân gian, thì ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; còn dùng chữa phong thấp.

Theo Đông y thì ba kích được dùng trong đơn thuốc Nhị tiên thang để chữa cao huyết áp. Liều dùng 8 – 10g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc Nhị tiên tri mẫu, hoàng bá, dương quy; mỗi vị 12g; nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh: ba kích, thục địa mỗi thứ 15g, sơn thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g, sắc uống.

Trên đây là một số công dụng của vị thuốc Đông y ba kích. Có thể nói rằng Ba kích là một trong những vị thuốc Đông y có khá nhiều công dụng, tuy nhiên để tránh gây hại cho sức khoẻ của mình thì người dùng cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia Đông y về liều lượng và phương pháp sử dụng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *