Bệnh trĩ và cách hạn chế nguy cơ tái phát

Trĩ là bệnh không phải nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, việc bồi bổ khí bằng các vị thuốc đông y, sẽ giảm thiểu được nỗi lo bệnh tái phát, làm phiền.

 Bệnh trĩ và cách hạn chế nguy cơ tái phát

Bệnh trĩ và cách hạn chế nguy cơ tái phát

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Theo nhiều chia sẻ trên các trang kiến thức Đông Y cho biết, có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Bài thuốc y học cổ truyền hiệu nghiệm

Theo thông tin được đưa trong nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe được biết: Nói tới điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền thì phải nhắc tới bài thuốc Bổ trung ích khí. Bài thuốc này giúp bổ khí huyết, thăng đề dương khí nó chữa được nguyên nhân khí hư hạ hãm ở đại trường và bồi bổ cho cơ thể để khi sức đề kháng của cơ thể được cải thiện, ăn ngủ tốt lên, khí huyết lưu thông thì bệnh trĩ sẽ tiêu đi. Đặc biệt, bài thuốc này có thể dùng dự phòng để tránh mắc bệnh trĩ, phù hợp với bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ; hoặc dùng cho bệnh nhân sau đợt điều trị trĩ dài ngày (1 năm người bệnh có thể dùng 1 – 2 đợt nhắc lại nếu như bệnh đã ổn định).

Tài liệu y học cổ truyền ghi rõ: Bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm kết hợp các vị thuốc vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị nguyên nhân, gia giảm thêm các vị thuốc điều trị nguyên nhân bệnh trĩ.

Bài thuốc y học cổ truyền hiệu nghiệm

Bài thuốc y học cổ truyền hiệu nghiệm

+ Hoàng kỳ: có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương khí – là chủ dược của bài thuốc.

+ Các vị thuốc Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát

+ Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu, do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức.

+ Liên tử dùng để cầm máu.

+ Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ

+ Ngoài ra, các vị thuốc trong bài Bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Ngoài ra, để điều trị hiệu quả bệnh trĩ, cần sử dụng bài thuốc y học cổ truyền từ khi ở giai đoạn trĩ độ 1,2 (tức là lúc chỉ có biểu hiện chảy máu, đau rát, táo bón), tránh để trĩ tái phát thành giai đoạn nặng hơn, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Nguồn: thuocdongy.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *