Rau má thuộc loại thực phẩm quý nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đẩy đủ về loại thực phẩm này. Cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời cảu rau má qua bài viết dưới đây nhé.
- Lá hẹ – Vị thuốc kháng sinh thiên nhiên trong y học cổ truyền
- Những tác dụng quý của chiết xuất cao lá thường xuân
- Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt
Thảo dược quý có mặt ở nhiều quốc gia
Rau má là vị thuốc cổ truyền không chỉ có mặt ở nước ta mà còn được sử dụng tại nhiều quốc gia có nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka…
Tại những nền văn hóa này còn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về tác dụng kỳ diệu của rau má, ví dụ ở Trung Quốc có truyền thuyết về 1 vị võ sư sống đến 256 tuổi nhờ thường xuyên dùng món rau má.
Truyền thuyết ở Srilanka cũng kể về vị vua Aruna thế kỷ thứ 10 nhờ ăn rau má mà đủ sinh lực để vui thú với 50 vị phi tần.
Ở Ấn độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại dược thảo có thể giúp con người tiến đến sự hoà hợp với tâm thức vũ trụ (knowledge of the Supreme Reality). Rau má thường có trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, nhà yogi, nhà thông thái.
Dược tính, tác dụng và những bài thuốc từ vị thuốc rau má
Theo thầy thuốc Đông y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến…
Trong dân gian sử dụng rau má để chữa bệnh như sau:
Làm nước giải nhiệt
Rau má rửa sạch, giã nát, cho thêm nước rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Mỗi ngày dùng từ 30 – 40g rau má tươi/người để vắt nước uống.
Hoặc: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Sao giòn, tán vụn các vị thuốc, ngày dùng 30 – 40g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
Hạ huyết áp
Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.
Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa
Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
Đái rắt, đái buốt
Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.
Hạ sốt
Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10g bột sắn dây, thêm đường uống.
Chữa ho, viêm họng
Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hoà thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.
Chữa mụn nhọt
Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.