Lạc giao là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta. Sau đây là một số thông tin về đặc điểm và công dụng mà cây lạc giao đem lại.
- Lá hẹ – Vị thuốc kháng sinh thiên nhiên trong y học cổ truyền
- Những tác dụng quý của chiết xuất cao lá thường xuân
Công dụng của cây lạc giao.
Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ: Người Việt thường sử dụng lá lạc giao như một loại nguyên liệu để nấu ăn, lấy rễ hoặc phần vỏ của thân, vỏ rễ rồi sao vàng, phơi khô làm thuốc. Bên cạnh đó, một số địa phương còn sử dụng quả lạc giao để làm gia vị. Trên thực tế, thể giới đã có những nghiên cứu nhất định về những tác dụng dược lý và thành phần hoá học của loài cây này. Kết quả đưa ra cho thấy những hoạt tính sinh học nổi bật như ngưa bệnh ung thư, chống viêm,… Từ xa xưa, lạc giao đã có trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam, nó được sử dụng để chữa vết thương sau các đòn ngã, viêm tuyến vú, viêm thận, nhọt,… Người dân còn sử dụng quả để chữa đau bụng, đau dạ dày. Đây cũng là một loại cây được đánh giá rằng rất có tiềm năng cần được phát triển và nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Các công dụng khác mà lạc giao đem lại như: Sát trùng vết thương, chữa ghẻ lở, mẩn ngứa da, đau răng, sưng tấy, dị ứng, vàng da do viêm gan và phong thấp. Bên cạnh đó, còn có các tác dụng của lá lạc giao như chữa đau thắt lưng, viêm mủ da,…
Phương pháp thu hái và chế biến lạc giao.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc đông y lạc giao có vị rất đắng, vị cay và tính ấm. Ngoài tác dụng lợi thuỷ, lợi thấp còn có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống,…
Bộ phận sử dụng để chế biến bao gồm vỏ cây, lá, rễ và quả. Người dân có thể thu hái quanh năm, sử dụng tươi hay phơi khô đều được. Sắc uống riêng các bộ phận hoặc phối hợp uống với các vị thuốc khác.
- Chữa nhức răng: Thái nhỏ vỏ rễ của lạc giao, rửa sạch để nhai hoặc ngậm. Sau khi tiết ra nhiều nước bọt thì nhổ bã đi. Ngoài ra, có thể sử dụng vỏ rễ mang đi ngâm rượu 40 độ và ngậm sau khoảng từ 3 đến 5 ngày. Có thể ngâm phối hợp với thành phần khác như quả xuyên tiêu.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau cơ hoặc đau xương sau chấn thương: Sử dụng 30 gram đến 50 gram rễ lạc giao tươi (hoặc 15g rễ khô) đem sắc uống. Mỗi ngày một thang, uống trước 2 bữa ăn khoảng 1h30 phút.
- Chữa vàng da do viêm gan: Kết hợp rễ lạc giao với cây ban (loài cây nọc sởi- Hypericum japonicum) phơi khô, bòi ngòi lớn (Hedyotis hedyotidea (DC.)Hand. Mazz.) phơi khô, nhân trần, mỗi vị lấy 15g. Đem sắc uống trong ngày. Uống trước khi ăn 1h30 phút. Lưu ý, Không sử dụng rượu bia khi uống thuốc.
- Chữa đau bụng, đau dạ dày: Lấy 3g đến 5g quả lạc giao tán thành bột mịn, uống với nước sôi để nguội. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với đồng lượng hay bột cam thảo.
- Chữa dị ứng: Sử dụng 30 gram lá lạc giao tươi phối hợp với lá khế tươi 30 gram, rửa sạch, sau đó giã nát và đắp vào vùng bị dị ứng hay mẩn ngứa. Lấy vải xô sạch băng lại. Trong trường hợp bị ngứa toàn thân, có thể rửa vùng mẩn ngứa hay lở loét bằng phương pháp tăng lượng của 2 lá trên lên thành 50 gram, giã nát và cho thêm nước.
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp người bệnh có thể hiểu sâu hơn và sử dụng lạc giao chữa chữa một phương pháp đúng đắn. Bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền lưu ý liều lượng và phương pháp chế biến để mang lại hiệu quả tốt nhất.