Thường xuất hiện trong các bữa ăn chay và là thực phẩm quen thuộc với mọi nhà, lạc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là phương thuốc chữa bệnh giúp bổ huyết, chống viêm.
- Những bài thuốc Đông y hỗ trợ trị bệnh đường hô hấp
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây thuốc Hoàng nàn
- Công bố chính thức đơn thuốc Đông y điều trị Covid-19
Công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe của hạt lạc
Trong kiến thức Đông Y có ghi chép thì hạt lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí. Vỏ lụa của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần. Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu. Vì thế chúng có rất nhiều công dụng và được đông y dùng thường xuyên để bồi bổ sức khỏe và chữa nhiều căn bệnh khác nhau.
Lạc kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác để chữa bệnh
Những bài thuốc chữa bệnh từ hạt lạc
Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe sau đây, bạn có thể áp dụng thử các bài thuốc đông y có thành phần chính là hạt lạc để nhằm đem lại kết quả tốt như mong muốn.
Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.
Hồi hộp, đoản hơi khó thở: để làm bài thuốc này bạn cần chuẩn bị lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.
Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.
Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.
Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.
Bổ khí huyết, tăng tiết sữa: Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.
Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.
Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.
Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.
Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.
Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.
Chữa đau họng mạn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).
Những công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe của hạt lạc là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cũng khuyến cáo những người dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ thì không nên dùng. Bên cạnh đó chúng ta không nên ăn lạc cùng dưa chuột và cà chua bởi không tốt cho sức khỏe.